Sức bật ở xã nghèo

LCĐT - Nói đến Nậm Chày, nhiều người biết đây là xã xa nhất, khó khăn nhất và nghèo nhất huyện Văn Bàn. Nậm Chày nghèo bởi địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, trong đó chỉ có 145 ha đất cấy lúa. Đất cấy lúa đã ít nhưng chỉ trồng được 1 vụ trong điều kiện trình độ canh tác lạc hậu; việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất chưa được chú trọng… Bên cạnh đó, tệ nạn xã hội, tội phạm về ma túy trên địa bàn xã diễn biến phức tạp, số người nghiện ma túy và nghi nghiện ma túy (chủ yếu là nghiện thuốc phiện) chiếm tỷ lệ cao (220 người thuộc 188 hộ, chiếm 35,14% hộ của xã) càng khiến Nậm Chày thêm nghèo.

Lãnh đạo xã Nậm Chày thăm mô hình chăn nuôi gia súc của người dân.
Lãnh đạo xã Nậm Chày thăm mô hình chăn nuôi gia súc của người dân.

Tuy nhiên, kết thúc năm 2021, tỷ lệ giảm nghèo của xã Nậm Chày rất ấn tượng: Tỷ lệ giảm nghèo bình quân 10 xã là 8% (tương đương 620 hộ) nhưng tỷ lệ giảm nghèo của Nậm Chày đạt tới 17,4% (từ 36,12% giảm còn 18,69%), tương đương giảm 90 hộ nghèo, trong khi những năm trước chỉ đạt 7%. Thu nhập bình quân năm 2021 đạt 22 triệu đồng/người, tăng 3 triệu đồng/người so với năm 2020. Vậy đâu là nguyên nhân?

Trước hết, đó là việc triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 20 ngày 24/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên đến hết năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, có xét đến

Tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao theo Kế hoạch số 239 ngày 19/5/2021 của UBND tỉnh được tổ chức mới đây, xã Nậm Chày (huyện Văn Bàn) được đánh giá là điển hình trong công tác giảm nghèo.

năm 2030; Kế hoạch số 239 ngày 31/7/2019 của UBND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai, trong đó tập trung nguồn lực triển khai thực hiện các lĩnh vực trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội có tác động mạnh nhằm tăng thu nhập, giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025 cho 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Đặc biệt, tỉnh đã phân công một đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp phụ trách xã Nậm Chày. Cùng với đó là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị huyện Văn Bàn chung tay giúp xã. Điều này thể hiện ở việc Huyện ủy Văn Bàn ban hành Nghị quyết số 10 ngày 9/9/2019 về giảm nghèo bền vững đối với xã Nậm Chày giai đoạn 2019 - 2030; Chương trình hành động số 30 ngày 13/9/2021 của Huyện ủy về thực hiện Nghị quyết số 20 ngày 24/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững xã Nậm Chày giai đoạn 2019 - 2030 do Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện làm Phó Trưởng ban, với 24 thành viên là các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và lãnh đạo các cơ quan của huyện. Cùng với đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Văn Bàn thành lập 8 tổ công tác giúp 8 thôn của xã Nậm Chày trong công tác giảm nghèo. Hằng tháng, Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức đánh giá, kiểm điểm chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo xã Nậm Chày đối với các đồng chí được phân công giúp đỡ. Những đồng chí được phân công giúp đỡ xã, các tổ công tác được phân công giúp đỡ thôn nếu có công việc không đạt (chất lượng, tiến độ), Huyện ủy sẽ nghiêm túc kiểm điểm và thay thế, không để ảnh hưởng đến mục tiêu đề ra.

Một nguyên nhân rất quan trọng khác là sự thay đổi trong tư duy của đội ngũ lãnh đạo xã trong công tác chỉ đạo, điều hành, tập trung tuyên truyền, vận động người dân phát triển kinh tế, mạnh dạn đưa các cây trồng mới vào sản xuất. Chính vì vậy, ngoài cây thảo quả cho nguồn thu 22 tỷ đồng/năm, người dân các thôn Tà Moòng, Pờ Xì Ngài còn mở rộng diện tích trồng khoai sọ, cho thu hoạch 30 - 40 tấn củ/năm, đem lại nguồn thu 500 triệu đồng; trồng 10 ha gừng trâu xuất khẩu, cho nguồn thu hơn 1 tỷ đồng; tận dụng đồng cỏ để phát triển chăn nuôi đại gia súc, với hơn 1.000 con.

Trên địa bàn xã Nậm Chày đang triển khai các dự án sản xuất như trồng măng sặt, trồng rừng sản xuất, nuôi bò, ngựa sinh sản… hứa hẹn đem lại nguồn thu ổn định, bền vững.

Cùng với phát triển kinh tế tại địa phương, nhiều người đã mạnh dạn đăng ký làm việc tại các khu công nghiệp ở các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương. Từ năm 2021 đến nay, xã có 192 người đi lao động, làm việc trong và ngoài tỉnh, nhờ đó tăng thu nhập, giúp cải thiện cuộc sống gia đình.

Song song với triển khai các dự án sản xuất, xã Nậm Chày cũng được quan tâm đầu tư hạ tầng. Hiện trên địa bàn xã đã triển khai kiên cố hóa các tuyến đường giao thông nông thôn: Khâm Dưới - Khâm Trên; Hỏm Dưới - Pờ Xì Ngài; Pờ Xì Ngài - Lán Bò - Nậm Cần - Dần Thàng; Tà Moòng - Nậm Chày… với tổng mức đầu tư hơn 50 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành trong năm 2022, phục vụ nhu cầu đi lại, giao thương của người dân thông suốt 4 mùa.

Đưa điện lưới quốc gia về các thôn trên địa bàn xã Nậm Chày được chú trọng. Năm 2021, Công ty Điện lực Lào Cai đã đầu tư hơn 11 tỷ đồng để cấp điện cho 3 thôn: Khâm Trên, Khâm Dưới, Tà Moòng với 116 hộ được sử dụng điện. Đến nay, 8/8 thôn của xã đã có điện lưới quốc gia với hơn 400 hộ được sử dụng.

Bí thư Đảng ủy xã Nậm Chày - Bùi Trung Kiên cho rằng, những kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo là sự tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó sự chỉ đạo, hỗ trợ của tỉnh, của huyện giữ vai trò quyết định; sự vào cuộc trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên và những đột phá về tư duy phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo của người dân đã tạo sức bật mới cho Nậm Chày.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

fb yt zl tw