Nhà máy Luyện đồng sản xuất vượt công suất thiết kế

LCĐT - Dù một số hạng mục đang trong giai đoạn hoàn thành chạy thử, nhưng sản lượng sản xuất đồng dương cực của Nhà máy Luyện đồng công suất 20.000 tấn/năm (Bản Qua - Bát Xát) đã vượt công suất thiết kế.

Nhà máy Luyện đồng sản xuất vượt công suất thiết kế ảnh 1
Vận hành dây chuyền lò hoả luyện.

Dự án mở rộng, nâng công suất nhà máy Luyện đồng Lào Cai có tổng vốn đầu tư hơn 3.900 tỷ đồng, được khởi động vào tháng 4/2015. Đây là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Lào Cai và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, có ý nghĩa chiến lược nhằm hiện thực hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về chế biến sâu các loại khoáng sản. Khi đi vào hoạt động, dự án góp phần gia tăng chuỗi giá trị khoáng sản, khai thác hiệu quả, triệt để nguồn quặng đồng hiện có, tăng sản lượng đồng tấm sản xuất tại Lào Cai từ 10 nghìn tấn/năm lên 30 nghìn tấn/năm, giảm lượng đồng thiếu hụt hiện nay đang phải nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ, chủ động trong sản xuất công nghiệp… Dù việc triển khai đầu tư Dự án mở rộng, nâng công suất Nhà máy Luyện đồng công suất 20.000 tấn có độ trễ bởi nhiều lý do, nhưng với nỗ lực của chủ đầu tư là Tổng Công ty Khoáng sản - TKV, trung tuần tháng 5/2021 đã chính thức khai hỏa lò luyện sten đồng, đây là hạng mục đặc biệt quan trọng, được ví như “trái tim” của nhà máy. Đến cuối tháng 6/2021, tấm đồng dương cực đầu tiên được sản xuất sau khi chạy thử thành công lò hỏa luyện trong sự mong chờ của cả chủ đầu tư, các nhà thầu xây lắp và đội ngũ cán bộ, kỹ sư, người lao động Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai. Đến ngày 11/9, tấm đồng ka-tốt đầu tiên ra lò, chính thức đánh dấu sản phẩm đồng thương phẩm có mặt tại thị trường do Nhà máy Luyện đồng công suất 20.000 tấn/năm sản xuất.

Điều đáng nói, dù một số hạng mục như xưởng điện phân, tuyển xỉ mới qua chạy thử, chuẩn bị đưa vào sản xuất chính thức, nhưng sản lượng đồng dương cực đạt 80 tấn/ngày, vượt công suất thiết kế; sản lượng đồng ka-tốt đạt hơn 50 tấn/ngày, đạt 90% công suất thiết kế.

Nhà máy Luyện đồng sản xuất vượt công suất thiết kế ảnh 2
Sản xuất đồng dương cực.

Lý giải về việc sản xuất đồng dương cực vượt công suất thiết kế từ rất sớm, ông Phạm Đức Bằng, quản lý Phòng Kỹ thuật - Công nghệ và Điều độ sản xuất, Nhà máy Luyện đồng công suất 20.000 tấn/năm cho biết: Trước hết, dây chuyền công nghệ, thiết bị của nhà máy hiện đại và tự động hóa cao. Điều khác biệt, Nhà máy Luyện đồng công suất 20.000 tấn/năm so với nhà máy luyện đồng ở Tằng Loỏng (Bảo Thắng) là năng lực sản xuất khí ô xy với độ tinh khiết lên tới 99,6%, thúc đẩy phản ứng đốt cháy nguyên liệu khi đưa vào lò nhanh và mạnh hơn; tốc độ điện phân nhanh hơn; hàm lượng đồng trong tinh quặng đưa vào sản xuất cao (trên 22%) so với thiết kế (20,1%). Đội ngũ cán bộ, kỹ thuật, công nhân vận hành có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, làm chủ được công nghệ, kết hợp với tổ chức sản xuất khoa học.

Để có được kết quả này, đội ngũ cán bộ, kỹ sư của chủ đầu tư và Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai phải xử lý những bất cập mà thực tế sản xuất nảy sinh so với thiết kế ban đầu. Ông Đặng Xuân Tuyên, Trưởng Ban Quản lý Dự án mở rộng, nâng công suất Nhà máy Luyện đồng 20.000 tấn/năm cho biết: Việc phát sinh những bất cập từ thiết kế đến thực tế sản xuất là không tránh khỏi, nhưng chủ đầu tư đã chủ động phối hợp với Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai điều chỉnh, bổ sung. Hơn nữa, dự án triển khai trong điều kiện chịu ảnh hưởng rất lớn của đại dịch Covid-19, có thời điểm chuyên gia nước ngoài không thể nhập cảnh, nên các kỹ sư của dự án phải chủ động tự nghiên cứu, tìm ra giải pháp kỹ thuật để lắp đặt thiết bị, máy móc, đảm bảo yêu cầu tiến độ.

Từ khi bắt đầu sản xuất ra tấm đồng ka-tốt đầu tiên, đến nay Nhà máy Luyện đồng công suất 20.000 tấn/năm đã sản xuất được 2.200 tấn đồng ka-tốt. Đến thời điểm này, các chỉ tiêu công nghệ, thiết kế của nhà máy đều đạt, sản xuất đi vào ổn định, chất lượng sản phẩm đạt 99,995%. Đây là tín hiệu vui, đánh dấu bước tiến lớn trong việc chế biến sâu quặng đồng và cung cấp cho thị trường sản phẩm đồng ka-tốt mang thương hiệu Việt Nam.

Dự án mở rộng, nâng công suất nhà máy Luyện đồng Lào Cai có tổng vốn đầu tư hơn 3.900 tỷ đồng, được khởi động vào tháng 4/2015. Khi nhà máy chính thức đi vào hoạt động sẽ cung cấp cho thị trường hơn 20.000 tấn đồng kim loại 99,995%; 100.000 tấn axit sunfuaric; 1.000 kg vàng và 1.000 kg bạc; đóng góp hơn 5.000 tỷ đồng vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh mỗi năm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Theo thông tin từ Cục Hải Quan Lào Cai, từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 308,5 triệu USD (tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2023), nhập khẩu đạt 159,6 triệu USD (tăng 39,6% so với cùng kỳ năm 2023).

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Quan điểm chỉ đạo của Bộ Công Thương xuyên suốt trong công tác bảo đảm cung ứng điện giai đoạn cao điểm mùa khô năm 2024 là yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch cung cấp điện, cung cấp nhiên liệu (than, khí, dầu) chủ động, có dự phòng ứng phó với các tình huống cực đoan có thể xảy ra, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đứt gãy nguồn cung năng lượng do nguyên nhân chủ quan.

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Chiều 23/4, Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai tổ chức giao ban với các tổ chức - chính trị xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai để đánh giá hoạt động ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2024.

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Bản Phiệt (Bảo Thắng) là vùng trồng dứa lớn của Lào Cai nhưng ít ai biết đến điểm chuyên bán buôn mà người dân thường gọi vui là “sàn giao dịch” dứa tại thôn Nậm Sưu, đã hoạt động được hơn 10 năm. “Sàn giao dịch” họp từ 5 giờ thu hút nhiều tư thương đến trao đổi, mua bán. Mỗi ngày “sàn giao dịch” giúp nông dân địa phương tiêu thụ hàng chục, thậm chí hàng trăm tấn dứa.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định số 442/QĐ-BGTVT, điều chỉnh một số đoạn tuyến cũ trên các Quốc lộ (QL)37, QL37B, QL39 qua tỉnh Thái Bình thành đường địa phương và bàn giao để UBND tỉnh quản lý, khai thác, bảo trì theo quy định pháp luật, do đã có các đoạn tuyến QL mới thay thế.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Những năm gần đây, tỉnh Lào Cai luôn nằm trong nhóm những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao. Năm 2023, Lào Cai giải ngân đạt 5.979 tỷ đồng, đứng thứ 12/63 các tỉnh, thành phố cả nước. Quý I/2024, tỷ lệ giải ngân của tỉnh đạt 21% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao.

fb yt zl tw