Các khu, điểm du lịch nổi tiếng ở Ninh Bình hoạt động trở lại

Khu du lịch Tam Cốc- Bích Động bố trí đủ nhân lực hướng dẫn khai báo y tế trước khi khách du lịch xuống đò thăm quan.
Khu du lịch Tam Cốc- Bích Động bố trí đủ nhân lực hướng dẫn khai báo y tế trước khi khách du lịch xuống đò thăm quan.

Ngày 15/11, các khu, điểm du lịch, di tích nổi tiếng như: Tam Cốc - Bích Động, Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), đồng loạt mở cửa hoạt động trở lại theo đúng kế hoạch số 180 và văn bản số 911 của tỉnh Ninh Bình.

Đây là chiến lược đón khách du lịch nội tỉnh Ninh Bình nhằm phục hồi phát triển hoạt động du lịch trong những tháng cuối năm 2021 và năm 2022 của tỉnh trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Ông Hoàng Thanh Phong, Giám đốc khu du lịch Tam Cốc - Bích Động cho biết: Ngày đầu đón khách du lịch, Ban quản lý khu du lịch Tam Cốc - Bích Động bố trí 50% quân số trực kiểm tra, hướng dẫn khách du lịch khai báo y tế tại bến thuyền Tam Cốc. 50% quân số còn lại tập trung chỉnh trang các điểm du lịch trên tuyến sông Ngô Đồng.

Hiện nay, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động có hơn 1.300 đò phục vụ chuyên chở khách thăm quan; 100% người dân chở đò được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19, bảo đảm đón khách an toàn, thân thiện.

Tại khu Di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, sau một thời gian dài đóng cửa vì dịch Covid-19, sáng nay đã có khách tới thăm quan. Chị Nguyễn Thị Hằng, khách du lịch nội tỉnh cho biết: Đơn vị quản lý di tích đã bố trí đủ nước sát khuẩn và nhiều vị trí khai báo y tế bằng điện thoại thông minh phục vụ khách du lịch theo đúng tinh thần thông điệp 5K của Bộ Y tế, nên chị cảm thấy đỡ lo hơn khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Các khu, điểm du lịch nổi tiếng ở Ninh Bình hoạt động trở lại -0

Nhân viên Khu du lịch núi chùa Bái Đính chuẩn bị đón khách. 

Nhiều cán bộ, nhân viên  ở các khu điểm du lịch khác như: Khu du lịch Hang Múa; Khu du lịch động Thiên Hà, Khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính và nhiều người dân trong vùng rất phấn khởi khi hoạt động du lịch được mở cửa trở lại để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp du lịch.

Với nhiều giải pháp đồng bộ, ngành Du lịch Ninh Bình phấn đấu trong quý IV/2021 sẽ đón được 10.000 lượt khách trong tỉnh; đồng thời sẽ tổ chức thí điểm đón khách du lịch nội địa đến từ các tỉnh ngoài, góp phần thực hiện “mục tiêu kép’’ vừa phòng chống dịch bệnh, vừa đẩy mạnh phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.

Báo Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi (từ 11 đến 14/4), Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc, gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm. Đó là thông tin vừa được bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Phó Trưởng Ban tổ chức Hội chợ cung cấp tại Lễ bế mạc VITM Hà Nội 2024 vừa diễn ra chiều ngày 14/4 tại Hà Nội.

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Để nâng cao khả năng phục vụ du khách và sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam, việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chuẩn quốc tế đáp ứng những đòi hỏi mới của sự phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, vấn đề chuyên nghiệp hóa trình độ, kỹ năng đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đang gặp nhiều thách thức, đòi hỏi những giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024 có chủ đề “Du lịch Việt Nam - chuyển đổi xanh để phát triển bền vững” được tổ chức từ ngày 11 đến 14/4 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tỉnh Lào Cai có nhiều sản phẩm hấp dẫn, đặc trưng tham gia trưng bày tại hội chợ.

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ trái đất đã trở thành nhu cầu cấp thiết của toàn thế giới. Trước tình hình ấy, ngành du lịch Việt Nam từng bước chuyển đổi xanh, triển khai loại hình du lịch dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường sống.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019... Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

fb yt zl tw