Hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn:

Nghĩa Đô “suối sạch - đồng xanh”

LCĐT - Ấn tượng đầu tiên của bất cứ ai khi đến xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên) là những hàng cọ mới được trồng ven đường, những cánh đồng lúa mênh mông, những dòng suối sạch chảy qua làng người Tày. Xây dựng vùng quê với “suối sạch - đồng xanh” là một trong những cách làm sáng tạo của Nghĩa Đô, nhằm nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Xã Nghĩa Đô có nhiều dòng suối chảy qua. Trước kia, vì ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chưa cao nên người dân còn đổ rác thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi xuống suối, gây mất mỹ quan, mất vệ sinh và ách tắc dòng chảy. Năm 2021, xã phát động phong trào “Suối sạch - đồng xanh” nhằm nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường trên sông suối, đồng ruộng. Từ đó, người dân hình thành thói quen bảo vệ môi trường.

Nghĩa Đô “suối sạch - đồng xanh” ảnh 1
Người dân Nghĩa Đô có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.

Chị Lâm Thị Tấm, thôn Nà Đình cho biết: Nhà tôi ở cạnh bờ suối, hằng tuần, trên đoạn suối chảy qua nhà, tôi đều vệ sinh sạch sẽ, nhặt rác thải dưới suối. Nếu có người vứt rác xuống suối, chúng tôi nhắc nhở hoặc chụp lại hình ảnh, báo cáo chính quyền địa phương có biện pháp xử lý, không để sự kém ý thức của một vài cá nhân làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường chung.

Ngoài khu vực suối, trên các cánh đồng, người dân được nhắc nhở phát quang bờ mương, không vứt bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương vận động các hộ chỉnh trang hàng rào, vệ sinh nhà ở, trồng hoa ven đường, thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt và chất thải chăn nuôi; vận động người dân di dời chuồng nuôi gia súc, gia cầm ra xa nhà và xây dựng các công trình phụ hợp vệ sinh. Để duy trì thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, tại các cuộc họp thôn, bản, chính quyền xã đẩy mạnh tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân. Việc thu gom, xử lý chất thải, rác thải, nước thải, cải tạo cảnh quan môi trường, phòng, chống dịch bệnh được tổ chức thường xuyên và đồng loạt ít nhất 1 lần/tuần vào thứ Bảy hoặc Chủ nhật. Nhờ đó, các tuyến đường luôn đảm bảo mỹ quan và hình thành ý thức giữ vệ sinh cho người dân.

Gắn với phong trào thi đua “Phụ nữ cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, các tuyến đường được hội viên các chi hội phụ nữ thôn trồng hoa, dọn dẹp, bảo vệ; chị em cũng thường xuyên được nhắc nhở nhau hạn chế sử dụng túi ni lông khi đi chợ. Chị Lương Thị Đằng, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nghĩa Đô cho biết: Hội Phụ nữ xã thường xuyên tuyên truyền, vận động các gia đình hội viên trồng cây dong để gói thực phẩm và sử dụng làn nhựa thay thế túi ni lông, đồng thời nhắc nhở chị em tích cực trồng hoa, cây xanh.

Với phương châm: “Bảo vệ môi trường đi liền với gìn giữ những nét đặc trưng của văn hóa người Tày”, xã phát động cả hệ thống chính trị, các cơ quan, đoàn thể trồng hàng cọ ven đường làng, vừa tạo cảnh quan, vừa làm bóng mát, lại phù hợp với nếp sống của đồng bào nơi đây. Đoàn Thanh niên xã cũng đan những thùng đựng rác bằng tre, nứa đặt tại khu vực ven đường làng, tuyến đường đông người qua lại và nhắc nhở người dân phân loại rác tại nguồn.

Ông Lý Văn Nội, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Đô cho biết: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của cả cộng đồng và hệ thống chính trị. Ngoài biểu dương những tổ chức, cá nhân có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, chúng tôi nêu cao tinh thần tố giác của người dân đối với những hoạt động làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. Sau một thời gian phát động phong trào “Suối sạch - đồng xanh”, ý thức của người dân đã nâng cao rõ rệt, môi trường xã Nghĩa Đô sạch, đẹp hơn. Xã sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động để xây dựng Nghĩa Đô là một điểm du lịch được du khách biết đến với hình ảnh “suối sạch - đồng xanh” và đạt tiêu chí môi trường theo chuẩn của xã nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2021.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

Không bắt đầu bằng hành trình check-in hay cà phê sáng sang chảnh, chuyến đi của nhóm bạn trẻ “đi cùng Mây” khởi đầu bằng… một nồi phở nghi ngút khói giữa vùng cao Bắc Hà. Trong căn bếp mộc mạc ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, những bạn trẻ tự tay nấu từng bát phở nóng để trao tặng các em nhỏ - những đứa trẻ chưa quen với mùi vị của một bữa sáng đủ đầy.

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

fb yt zl tw