Đến lúc cần khôi phục thị trường lao động

Dịch bệnh đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, song để lại những ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và thị trường lao động. Một trong những bài toán đặt ra khi thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 là cần khôi phục thị trường lao động.

Với các giải pháp đồng bộ của Chính phủ, sự vào cuộc của các cấp chính quyền, sự chung sức, đồng lòng của các doanh nghiệp, bản lĩnh, ý chí vượt khó vươn lên của người lao động Việt Nam, bài toán thiếu hụt lao động chắc chắn sẽ có lời giải. (Trong ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi động viên người lao động tại Long An). Ảnh VGP/Nhật Bắc
Với các giải pháp đồng bộ của Chính phủ, sự vào cuộc của các cấp chính quyền, sự chung sức, đồng lòng của các doanh nghiệp, bản lĩnh, ý chí vượt khó vươn lên của người lao động Việt Nam, bài toán thiếu hụt lao động chắc chắn sẽ có lời giải. (Trong ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi động viên người lao động tại Long An). Ảnh VGP/Nhật Bắc

Do ảnh hưởng của dịch bệnh tới sản xuất kinh doanh, tỷ lệ người mất việc, thất nghiệp tăng cao. Mặt khác, trong thời gian ngắn vừa qua, nhiều người trở về quê, để lại nỗi lo đứt gẫy nguồn lực lao động cho doanh nghiệp, gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động khi mở cửa sản xuất kinh doanh trở lại. Ở chiều ngược lại, các quan sát cho thấy không ít người cũng đang từ quê trở lại các trung tâm kinh tế trước triển vọng khôi phục và phát triển kinh tế khi dịch bệnh được kiểm soát. Kiểm soát dịch bệnh vẫn là điều kiện tiên quyết để phục hồi sản xuất kinh doanh và từ đó, để thị trường lao động được khôi phục, vận hành trơn tru trong trạng thái bình thường mới.

Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành đã ban hành và thực thi hàng loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, người lao động. Mặt khác, độ bao phủ vaccine đang được mở rộng rất nhanh. Những điều này đã góp phần làm “giảm sốc” các tác động của dịch bệnh tới thị trường lao động và tạo điều kiện tốt để mở cửa, khôi phục lại các hoạt động kinh tế.

Đặc biệt, ngày 12/10, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, tạo khung khổ chính sách nhất quán cho các địa phương triển khai thực hiện, tránh cát cứ, cục bộ. Điều này có ý nghĩa quan trọng để việc lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, hoạt động sản xuất kinh doanh và thị trường lao động vận hành trơn tru, thông suốt. Đặc biệt, Nghị quyết giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất các giải pháp khôi phục thị trường lao động.

Theo dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023 đang được xây dựng, việc hỗ trợ an sinh xã hội và phát triển thị trường lao động cũng là một trong những nội dung quan trọng. Nhiều giải pháp đang được nghiên cứu để hỗ trợ lao động trở lại làm việc tại các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, chuyển đổi nghề bền vững; phát triển nhà ở cho công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, khu kinh tế…

Doanh nghiệp cần nhân lực để sản xuất kinh doanh, người lao động cần việc làm, cần sinh kế. Việc khôi phục thị trường lao động là một thách thức lớn và còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết, cần sự chung tay của tất cả các chủ thể trên tinh thần hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro. Với các giải pháp đồng bộ của Chính phủ, sự vào cuộc của các cấp chính quyền, sự chung sức, đồng lòng của các doanh nghiệp, bản lĩnh, ý chí vượt khó vươn lên của người lao động Việt Nam, bài toán thiếu hụt lao động chắc chắn sẽ có lời giải. Không chỉ có vậy, đây có thể là thời cơ để đẩy mạnh cơ cấu lại thị trường lao động gắn với cơ cấu lại tổng thể nền kinh tế, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Làm gì và làm thế nào để giữ chân người lao động, để người lao động quay trở lại làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy? Đã đến lúc cùng bàn và đưa ra những chính sách căn cơ để chăm lo cuộc sống vật chất và tinh thần cho người lao động tốt hơn, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho họ tốt hơn mới có thể thu hút họ quay lại, gắn bó lâu dài với các nhà máy, xí nghiệp.

Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng dệt may xuất khẩu

Tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng dệt may xuất khẩu

Mặc dù Việt Nam đứng trong top 3 quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới nhưng ngành dệt may nước ta đang đối diện rất nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, lượng tồn kho cao, sức cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt...

Xúc tiến thương mại để thúc đẩy xuất - nhập khẩu

Xúc tiến thương mại để thúc đẩy xuất - nhập khẩu

Tại hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất - nhập khẩu vùng Trung du, miền núi phía Bắc do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Lào Cai phối hợp tổ chức, các đại biểu đã sôi nổi chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và bàn thảo những giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại, xuất - nhập khẩu.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

Đưa vùng Trung du và miền núi phía Bắc ra khỏi “vùng trũng” trong phát triển thương mại

Đưa vùng Trung du và miền núi phía Bắc ra khỏi “vùng trũng” trong phát triển thương mại

Đó là ý phát biểu nhấn mạnh của đồng chí Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương tại Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất - nhập khẩu vùng Trung du, miền núi phía Bắc do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Lào Cai phối hợp tổ chức sáng nay (12/4) tại thành phố Lào Cai.

fb yt zl tw