Thứ trưởng Bộ Y tế: Dịch cơ bản được kiểm soát, các địa phương không được coi nhẹ công tác phòng chống dịch

Tới thời điểm này, TPHCM và các tỉnh phía nam đã cơ bản được kiểm soát được đợt dịch thứ tư và chuyển sang giai đoạn “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả” dịch COVID-19. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương không được coi nhẹ công tác phòng, chống dịch, phải tiếp tục tăng cường năng lực phòng, chống dịch của y tế địa phương nói riêng và của hệ thống chính trị nói chung, chủ động chuẩn bị mọi phương án phòng, chống dịch theo nguyên tắc “4 tại chỗ”.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: Tới thời điểm này đợt dịch thứ tư tại các tỉnh, thành phố phía Nam đã cơ bản được kiểm soát và chuyển sang giai đoạn “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả” dịch COVID-19.Ảnh: VGP/Hiền Minh
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: Tới thời điểm này đợt dịch thứ tư tại các tỉnh, thành phố phía Nam đã cơ bản được kiểm soát và chuyển sang giai đoạn “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả” dịch COVID-19.Ảnh: VGP/Hiền Minh
Phóng viên Báo Điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TPHCM về công tác phòng, chống dịch thời gian qua, cũng như trong giai đoạn mới.

Tình hình dịch tại TPHCM và các tỉnh phía nam đến thời điểm hiện nay được đánh giá như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Nhờ những nỗ lực chống dịch rất quyết liệt của các tỉnh, thành phố phía nam mà chúng ta đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan, chấm dứt giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 kéo dài ở khu vực này.

Tính đến 17h ngày 12/10, cả nước ghi nhận 2.949 ca nhiễm mới, tức là giảm hơn 60% so với thời kỳ cao điểm. Số ca tử vong cũng đã giảm mạnh. Tổng số người khỏi bệnh là 786.095.

Có thể khẳng định, tới thời điểm này, đợt dịch thứ tư tại các tỉnh, thành phố phía Nam đã cơ bản được kiểm soát và chuyển sang giai đoạn “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả” dịch COVID-19. Điều này có nghĩa là chúng ta không theo đuổi mục tiêu không có ca mắc COVID-19, mà chấp nhận có số ca mắc nhất định trong cộng đồng, nhưng phải đảm bảo an toàn tính mạng người dân và tiếp tục các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, hoạt động sinh hoạt của người dân.

Tuy nhiên, cần duy trì và tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch để kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và điều chỉnh linh hoạt với thực tiễn. Các trường hợp mắc trong cộng đồng vẫn cần phải phát hiện sớm, khoanh vùng ở phạm vi hẹp nhất có thể, cách ly, điều trị kịp thời. Các trường hợp F1 vẫn cần được cách ly phù hợp để ngăn chặn nguồn lây nhiễm. Về phía người dân vẫn cần tuân thủ nguyên tắc 5K.

Lực lượng y tế chi viện đã rút dần khỏi các điểm nóng. Bộ Y tế đang phối hợp với chính quyền và ngành y tế các địa phương tiếp quản các cơ sở y tế được thiết lập trong thời gian qua, điều chỉnh quy mô cho phù hợp với bối cảnh dịch trong tình hình mới. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương không được coi nhẹ công tác phòng, chống dịch, bởi số ca nhiễm mới vẫn còn nhiều; phải tiếp tục tăng cường năng lực phòng, chống dịch của y tế địa phương nói riêng và của hệ thống chính trị nói chung, chủ động chuẩn bị mọi phương án phòng, chống dịch theo nguyên tắc “4 tại chỗ”.

Trong đợt dịch thứ 4 này, Bộ Y tế đã hỗ trợ các địa phương phía nam, đặc biệt là TPHCM về nhân lực, vật lực... như thế nào, thưa ông?

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Đợt dịch COVID-19 với biến chủng Delta có sức lây lan mạnh, đã gây ra những đợt bùng phát dịch ở cả miền Bắc (các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh) và miền Nam (TPHCM và 17 tỉnh, thành phố ở khu vực Đông và Nam Bộ), kéo dài từ cuối tháng 4 đến nay.

Đây là đợt dịch chưa từng có tiền lệ, diễn ra trên quy mô rộng, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống bình thường của người dân, hoạt động kinh tế và sinh hoạt xã hội bị đình trệ. Tính đến ngày 12/10, đã có 846.230 người bị mắc COVID-19. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là TPHCM (412.673 ca), Bình Dương (222.975), Đồng Nai (55.989), Long An (33.449), Tiền Giang (14.628)…

Ngành y tế đã phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc trong đợt dịch thứ tư này, từ truy vết, xét nghiệm, khoanh vùng, dập dịch, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh… tới các hoạt động thu dung cách ly, chăm sóc người nhiễm, điều trị bệnh nhân và tiêm chủng vaccine phòng COVID-19...

Vì phải thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ, trong đó có những nhiệm vụ đòi hỏi phải tiến hành thần tốc trên diện rộng, nên đội ngũ nhân lực y tế tại chỗ của nhiều địa phương không thể đáp ứng được hết. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã huy động một lực lượng lớn cán bộ, nhân viên y tế từ các đơn vị mà Bộ và các địa phương quản lý đến các điểm nóng hỗ trợ các tỉnh, thành phố miền Nam chống dịch.

Tính đến ngày 6/10, nhân lực của Bộ Y tế tham gia hỗ trợ cho TPHCM và các tỉnh phía nam là hơn 20.000 cán bộ, viên chức, học viên và sinh viên tình nguyện (riêng các đơn vị thuộc khối khám, chữa bệnh đã hỗ trợ hơn 8.400 cán bộ, bao gồm hơn 2.400 bác sĩ, hơn 4.500 điều dưỡng và hơn 1.300 cán bộ y tế khác). Tổng số lượng nhân lực y tế của các địa phương tham gia hỗ trợ chống dịch tại TPHCM và các tỉnh phía Nam là 3.847 nhân lực (trong đó có 877 bác sĩ, 1.745 điều dưỡng, 604 kỹ thuật y, 128 cán bộ y tế và 491 nhân lực tham gia lấy mẫu xét nghiệm). Như vậy, tổng nhân lực y tế tham gia hỗ trợ chống dịch tại TPHCM và các tỉnh phía Nam là gần 24.000 người.

Bộ Y tế đánh giá cao tinh thần xung phong tới tâm dịch của các thầy thuốc. Họ đã thể hiện rõ trách nhiệm, lòng quả cảm, tinh thần đoàn kết, sẵn sàng vượt qua mọi gian khó, thử thách vì sức khỏe của nhân dân.

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã huy động số lượng lớn trang thiết bị y tế, vật tư, thuốc men, trang phục bảo hộ, ưu tiên phân bổ vaccine tới các tỉnh, thành phố phía Nam, giúp các địa phương này triển khai các biện pháp chống dịch nhanh, đồng bộ và hiệu quả.

Bên cạnh đó, một phần quan trọng từ sự trợ giúp rất kịp thời về máy móc, trang thiết bị y tế, sinh phẩm xét nghiệm, trang bị bảo hộ, thuốc, vaccine... của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp cũng được ưu tiên phân bổ cho TPHCM và các địa phương phía Nam.

Cụ thể, các nước, tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp, nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, kiều bào đã có đóng góp lớn bằng tiền và hiện vật (máy thở, trang thiết bị, sinh phẩm, thuốc, gói an sinh xã hội…) với tổng giá trị ước tính hàng chục nghìn tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch. Trong đó, có 1.772 máy thở chức năng cao, 3.700 máy thở sản xuất trong nước, hơn 30 triệu sinh phẩm kháng nguyên nhanh, gần 200 triệu bơm kim tiêm, 15 triệu viên thuốc, 146 ô tô xét nghiệm, tiêm chủng lao động…

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã giao 5 giám đốc của các BV tuyến Trung ương là Chợ Rẫy, Bạch Mai, Hữu nghị Việt Đức, Trung ương Huế và Đại học Y Dược TPHCM kiêm nhiệm Giám đốc BV hồi sức COVID-19 TPHCM quy mô 1.000 giường và 4 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 của Bộ Y tế tại TP. Hồ Chí Minh với quy mô 500 giường/trung tâm để đồng hành cùng Thành phố trong điều trị tích cực bệnh nhân COVID-19 nặng. Bên cạnh đó, Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội đảm đương kiêm nhiệm Giám đốc BV Dã chiến cấp cứu người bệnh COVID-19 với quy mô gần 500 giường tại tỉnh Bình Dương; Giám đốc BV Trung ương Thái Nguyên kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 tại Long An; Giám đốc BV Nhi Trung ương kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm Hồi sức COVID-19 tại Vĩnh Long.

Sự hỗ trợ này đã góp phần đem lại hiệu quả như thế nào trong công tác phòng, chống dịch tại TPHCM và một số địa phương phía nam, thưa ông?

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Như đã nói ở trên, nhân lực y tế tham gia vào mọi khâu của hoạt động phòng, chống dịch ở các tỉnh, thành phố phía nam. Các hoạt động truy vết, xét nghiệm đã phát hiện kịp thời các F0 để áp dụng các biện pháp cách ly, thu dung chăm sóc và điều trị phù hợp.

Song song với đó, theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ  Y tế, đội ngũ nhân sự y tế chi viện đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai thành lập các trạm y tế lưu động để chủ động cung cấp các dịch vụ y tế cần thiết cho người dân trong bối cảnh giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội. Các trạm y tế lưu động đã thể hiện rõ tính hiệu quả trong việc quản lý chăm sóc F0 tại nhà, hoặc các cơ sở thu dung có quy mô nhỏ, phát các gói thuốc (trong đó có thuốc kháng virus), gói an sinh xã hội, nhanh chóng phát hiện các ca có dấu hiệu trở nặng để kịp thời xử trí, góp phần giảm số ca tử vong.

Đặc biệt, Bộ Y tế và các BV tuyến Trung ương đã huy động hàng nghìn thầy thuốc tinh nhuệ và máy móc hiện đại thành lập 12 trung tâm hồi sức tích cực tại các điểm nóng để vừa trực tiếp cứu chữa các bệnh nhân nặng và nguy kịch, vừa thực hiện tập huấn, hướng dẫn điều trị bệnh nhân COVID-19 cho các cơ sở điều trị tuyến quận, huyện, để kịp thời xử lý các ca chuyển nặng, tránh chuyển tuyến, giảm số lượng ca tử vong. Số ca nhiễm mới trên cả nước đã giảm hơn 60% so với thời kỳ cao điểm. Số ca tử vong cũng đã giảm mạnh.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Thông tin mới nhất từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có khoảng gần 700 người bị ngộ độc thực phẩm trong quý I/2024. Ngoài các nguyên nhân khách quan, nguy cơ ngộ độc đến từ việc ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm.

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Theo số liệu tại Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá cho thấy, chỉ trong vòng 2 năm gần đây, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-15 tuổi đã tăng nhanh ở mức báo động: Tăng hơn 2 lần (từ 3,5% năm 2022 lên 8,0% năm 2023).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

Thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh

Thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh

Trong 2 ngày 8 - 9/4, Đoàn công tác của Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế) do Thạc sỹ Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em làm Trưởng đoàn đã đi khảo sát thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh tại tỉnh Lào Cai.

Chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người

Chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người

Sau nhiều năm “vắng bóng” không ghi nhận ca bệnh thì từ tháng 3/2024 đến nay, nước ta đã phát hiện 2 ca mắc mới cúm gia cầm trên người, trong đó có 1 ca tử vong. Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa, tạo thuận lợi cho vi rút cúm gia cầm phát triển và lây lan.

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vùng cao

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vùng cao

Để tiếp tục thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, từng bước đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, Bộ Y tế, ngành y tế các địa phương đang triển khai nhiều chương trình, giải pháp nhằm nâng cao năng lực khám, chữa bệnh, mang dịch vụ y tế chất lượng cao đến gần với người dân, góp phần giảm tỷ lệ tử vong, tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đẩy mạnh phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

Đẩy mạnh phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

Để triển khai có hiệu quả các hoạt động dự phòng, quản lý, điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các rối loạn sức khỏe tâm thần thường gặp, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 191/KH-UBND về phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024.

Hơn 2 nghìn người được khám sàng lọc bệnh không lây nhiễm

Thành phố Lào Cai: Hơn 2 nghìn người được khám sàng lọc bệnh không lây nhiễm

Sau 13 ngày triển khai chiến dịch khám sàng lọc các bệnh không lây nhiễm, Trung tâm Y tế thành phố đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa thành phố Lào Cai, trạm y tế các xã, phường khám sàng lọc các bệnh không lây nhiễm cho 2.584 người dân trên địa bàn, trong đó số người cao tuổi được khám là 1.588 người. 

Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Việc lạm dụng rượu, bia có thể gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, hạnh phúc gia đình… Những hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia đã và đang được các cấp, ngành, địa phương đẩy mạnh.

fb yt zl tw