Facebook hoạt động trở lại 'chập chờn' sau 6 tiếng sập trên toàn cầu

Sau khoảng 6 tiếng đồng hồ không thể truy cập, Facebook, WhatsApp và Instagram đã hoạt động trở lại tuy nhiên, vẫn có nhiều lúc chập chờn.

Chú thích ảnh

Mạng xã hội Facebook và các ứng dụng khác của công ty đã ngừng hoạt động trong hơn 6 giờ đồng hồ, ảnh hưởng tới gần 3 tỷ người dùng.

Kênh CNN (Mỹ) dẫn thông báo của Facebook, Instagram và WhatsApp xác nhận các mạng xã hội, dịch vụ nhắn tin này đều ngừng hoạt động vào 22h45 ngày 4/10 (giờ Việt Nam) trên toàn cầu.

Facebook đăng nội dung trên Twitter: “Chúng tôi biết rằng một số người sử dụng gặp sự cố khi truy cập vào các ứng dụng và sản phẩm của chúng tôi. Chúng tôi đang nỗ lực để mọi thứ trở lại bình thường nhanh nhất có thể và chúng tôi xin lỗi vì bất kỳ sự bất tiện nào".

Facebook không thể truy cập hoàn toàn trong một giờ ngày 4/10 còn các ứng dụng khác cùa công ty như Instagram và WhatsApp vẫn có thể tiếp cận nhưng không tải được nội dung mới hoặc tin nhắn.

Đến sáng 5/10 (giờ Việt Nam), các mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin Facebook, Instagram, Messeger và WhatsApp đã hoạt động trở lại.

Tuy nhiên tác động của vụ sập tối 4/10 đã ảnh hưởng lớn đến gần 3 tỷ người dùng của Facebook, cho thấy thế giới đã dựa vào mạng xã hội này nhiều đến mức nào - để điều hành doanh nghiệp, kết nối với cộng đồng trực tuyến, đăng nhập vào nhiều trang web khác và thậm chí đặt đồ ăn.

Nguyên nhân đằng sau sự cố này vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng vấn đề Hệ thống phân giải tên miền (DNS) là “thủ phạm chính”. Một số nhân viên Facebook giấu tên tiết lộ với hãng thông tấn Reuters (Anh) rằng sự cố ngừng hoạt động là do lỗi định tuyến nội bộ đến một miền internet, kết hợp với sai sót của các công cụ liên lạc nội bộ và các nguồn khác phụ thuộc vào cùng một miền đó để hoạt động.

Cổ phiếu của Facebook giảm tới 5% vào giữa ngày 4/10 (giờ Bờ Đông Mỹ), mức giảm lớn nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

fb yt zl tw