Quét mã QR với người không có smartphone thế nào

Người dân có thể dùng mã QR trên căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, hoặc nhờ khai báo trên ứng dụng, website và in ra để sử dụng.

Một trong những điều kiện để các cửa hàng, địa điểm công cộng tại Hà Nội được phép mở cửa trở lại là phải tạo điểm quét QR Đồng thời, người dân khi tới các địa điểm công cộng cũng cần quét mã QR. Việc tạo và quét mã hiện nay phần lớn được thực hiện qua ứng dụng Bluezone trên điện thoại thông minh.

"Hiện nay, nhiều người không có điều kiện hoặc không biết sử dụng điện thoại thông minh như người già, trẻ nhỏ, người khó khăn. Cần có cơ chế riêng dành cho họ chứ?", độc giả Dinh Vang đặt câu hỏi.

Đại diện Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết, người không có điện thoại thông minh có thể sử dụng Căn cước công dân hoặc Thẻ bảo hiểm y tế có mã QR để sử dụng thay thế. Chủ địa điểm sẽ sử dụng ứng dụng để quét QR code và ghi nhận lượt ra/vào của khách hàng.

Quét mã QR với người không có smartphone thế nào ảnh 1
Mã QR trên CCCD có thể được dùng để quét QR khi ra vào các địa điểm. Ảnh: Lưu Quý

Thử nghiệm thực tế, sau khi quét mã CCCD bằng Bluezone, ứng dụng hiện tên của người dân được viết tắt, giới tính và năm sinh. Thời gian ra vào cũng được ghi nhận ngay trên hệ thống qr.tokhaiyte.vn.

Theo Trung tâm Công nghệ phòng chống Covid-19, việc quét bằng CCCD và Thẻ bảo hiểm y tế là một trong những phương pháp mới được áp dụng để ghi lại thông tin ra vào các địa điểm. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có hạn chế do không có thông tin về số điện thoại của người dân.

Một phương pháp khác được đề xuất là khai báo sẵn tại nhà và in mã QR để sử dụng. Theo Trung tâm, trong trường hợp không có smartphone, người dùng có thể khai báo y tế trên website tokhaiyte.vn, hoặc nhờ người thân dùng tính năng "Khai hộ" trên các ứng dụng.

Sau khi website và ứng dụng tạo ra một mã QR, người dân có thể in mã ra và mang theo để quét khi đến địa điểm công cộng. Dù vậy, lựa chọn này chỉ phù hợp với người có điều kiện in ấn dễ dàng.

Quản lý thông tin người ra vào địa điểm bằng mã QR đóng vai trò quan trọng trong việc truy vết các mốc dịch tễ. Mỗi người dân khi tới cơ quan, văn phòng, chốt kiểm dịch, bệnh viện, địa điểm công cộng... được lưu lại lịch sử di chuyển khi quét QR code. Trong trường hợp có ca F0 tại một địa điểm, cơ quan chức năng có thể xác định những người có mặt ở địa điểm đó trong cùng khoảng thời gian, từ đó có thể truy vết được các trường hợp F1.

Tuy nhiên thời gian qua, nhiều cửa hàng, địa điểm công cộng còn chưa nghiêm túc trong việc quét mã của khách. Hà Nội cho biết các cơ sở không tạo mã QR địa điểm, nếu bị nhắc nhở quá ba lần sẽ bị yêu cầu dừng hoạt động đến khi tạo điểm quét.

"Để việc quét mã đạt hiệu quả thực chất, cần sự hợp tác của các cơ quan, đoàn thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ, và còn từ chính ý thức của người dân", đại diện Sở Thông tin và Truyền thông nói.

VnExpress

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảng xếp hạng của RRC trong hạng mục DocVQA 6/2025.

CMC đạt tốp 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Mô hình CATI-VLM (Visual Document Understanding) do Viện Ứng dụng công nghệ CMC(CMC ATI) phát triển đã vượt qua nhiều đối thủ quốc tế đạt tốp 12 thế giới và tốp 1 Việt Nam trong bảng xếp hạng vừa được Robust Reading Competition (RRC) công bố tháng 6/2025 tại hạng mục Document Visual Question Answering (DocVQA)

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo ấn nút khai trương ra mắt hệ thống 3 nền tảng số phục vụ giám sát triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW.

Tập trung cao độ, hành động quyết liệt 8 vấn đề về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị.

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

fb yt zl tw