Tình đồng đội

LCĐT - Sau huấn luyện tân binh, Sùng và Lìn được bổ sung vào đại đội chủ công của quân tình nguyện Việt Nam, đang chốt giữ cao điểm Phu Xen Luông ở phía tây nam Cánh đồng Chum nước bạn Lào. Lợi dụng mùa mưa, địch dùng máy bay trực thăng ồ ạt đổ quân ra lấn chiếm vùng giải phóng của ta. Ngày nào máy bay cũng ném bom bắn phá trận địa để yểm trợ cho bộ binh chiếm chốt.

Một buổi trưa, sau trận máy bay thay nhau ném bom dữ dội, địch dùng 4 tiểu đoàn, nhiều quân gấp đôi so với mọi khi, tấn công. Toán địch đi đầu còn cách chừng hai chục mét, Lìn mới bắn quả B40, khai hỏa cho toàn chốt nổ súng. Một quầng lửa bùng lên, tiêu diệt 3 thằng và làm 2 tên khác bị thương. Tiểu đội trưởng Vụ và chiến sĩ Âu quét từng loạt tiểu liên AK vào đội hình địch. Dưới chân đồi, khẩu B90 của chúng bắn trả vọt qua đầu đồng bọn để yểm trợ nhưng quả đạn chỉ nổ sau lưng bọn bộ binh. Nhằm đúng luồng khói phụt ra từ khẩu B90, Lìn bắn tiếp quả B40 thứ 2 vào đó. 2 thằng xạ thủ cháy đen thui, la hét thảm thiết. Bị ta phản công quyết liệt, địch phải bỏ chạy, để lại mười lăm xác đồng bọn. Sau trận đánh, Lìn được đề nghị tặng Huân chương Chiến công hạng Ba và danh hiệu dũng sĩ.

Tình đồng đội ảnh 1
Minh họa của Trung Hiếu

Đại đội bàn giao chốt cho đại đội khác phòng ngự rồi nhận lệnh vào đánh cao điểm Phu Pha Xay nhằm làm cho địch hoang mang, lo sợ. Bí mật luồn rừng đến chiều ngày thứ 3, đơn vị mới tới nơi tập kết. Sau 2 ngày trinh sát và chuẩn bị, đại đội lên phương án đánh theo chiến thuật mật tập. Địch cho Phu Pha Xay là phòng tuyến phía trong nên chúng rất lơ là, chủ quan, thỉnh thoảng mới bắn vu vơ vài quả đạn cối 81 ly, ném một hai quả lựu đạn hoặc bắn mấy tràng tiểu liên cực nhanh và phóng lựu đạn ra xung quanh hàng rào. Tám giờ tối, đại đội triển khai đội hình tiền nhập, thỉnh thoảng trời lại mưa rào nên rất thuận lợi cho ta. Gần 3 giờ sáng, cả đại đội vượt qua hàng rào cuối cùng. Bộc phá, lựu đạn của ta nổ rền, địch bị động vừa chống cự yếu ớt vừa tháo chạy. 3 quả pháo sáng xanh vọt lên, Sùng vừa ra khỏi hàng rào cuối cùng thì máy bay C130 bay ra thả pháo sáng rồi bắn rốc két và đạn 20 ly. Cùng lúc, đại bác địch từ Long Chẹng và Hin Tặng thi nhau bắn ra. Trong ánh chớp và tiếng nổ, mảnh đạn đại bác bay vèo vèo, Sùng liều mình rẽ rừng tìm về nơi tập kết…

Khi gặp một bãi bằng, cây rừng rậm rạp, Sùng mới biết mình bị lạc. Ngày thứ 5 lần tìm đường đi theo hướng đông để về hậu cứ, Sùng dừng lại dùng dao găm moi củ sâm nam ăn cho đỡ đói mệt thì nghe có tiếng động. Giương nòng khẩu AK rồi nhẹ nhàng bật khóa an toàn, anh ngó nhìn khắp lượt. Phát hiện tiếng rên rỉ ở gốc cây to bị rỗng, Sùng tiến lại gần và hoảng hốt thấy Lìn với gương mặt hốc hác, nhợt nhạt, mắt nhắm nghiền. Sùng  phải lay gọi mãi Lìn mới mệt mỏi mở đôi mắt đục mờ. Bằng giọng nói thều thào đứt quãng, Lìn cho biết trong trận đánh anh đã ném 2 quả thủ pháo vào 2 căn hầm, bọn chúng đều giãy đành đạch không kịp kêu. Thấy một toán địch chạy xuống chân đồi, Lìn nhặt 3 quả lựu đạn mỏ vịt của địch trong công sự ném theo. Kèm theo những tiếng nổ của quả lựu đạn là những tiếng kêu la thất thanh. Ra khỏi trận địa chừng hai trăm mét thì chiếc máy bay C130 lừ lừ bay tới xổ một tràng đạn 20 ly xung quanh Lìn. Chạy được chừng mươi phút sau, Lìn thấy lưng áo ướt, đưa tay sờ lên mới biết đó là máu. Lìn vội vàng lấy băng cá nhân băng lại rồi rẽ rừng đi về hướng đông nhưng không gặp ai. Sức lực kiệt dần, Lìn vừa đi vừa bò 2 ngày đến được hốc cây này thì không thể đi được nữa. Bóp vụn thanh lương khô còn lại, dốc vào bi đông nước, lắc mạnh rồi Sùng rót nhẹ vào đôi môi héo quắt của bạn. Cố gắng lắm, Lìn chỉ tợp được vài hớp rồi ngậm miệng lắc đầu… Dồn chút sinh lực tàn, giọng Lìn gắng gượng: “Mày về quê bảo Sín… tao không có số được làm chồng cô ấy! Túi của tao để ngoài hậu cứ có 2 mảnh dù hoa, mày được về nước, nhớ mang cho Sín. Ôi! Bây giờ không biết… thế nào… cô ấy…”. Mắt Lìn lại nhắm nghiền rồi mấy phút sau trút hơi thở cuối cùng. Sùng giương nòng AK lên trời bắn liền 3 loạt… Trưa ngày thứ 9, đứng trên sườn núi, Sùng thở phào nhẹ nhõm khi nhìn thấy cao nguyên Cánh đồng Chum phía xa xa…

Miền Nam hoàn toàn giải phóng gần 1 năm, đại đội trưởng Lồ A Sùng mới có dịp từ miền Nam về phép. Trước khi về nhà trên bản, anh xuống ga Phố Lu, hỏi đường vào bản Tát. Tối hôm ấy, Sùng lấy tấm dù hoa đưa cho Sín rồi kể sau khi ký kết hiệp định Viêng Chăn về ngừng bắn ở Lào, Sùng đã cùng đơn vị đưa hài cốt Lìn về nghĩa trang liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam rồi anh được lệnh bổ sung cho đơn vị khác vào chiến trường miền Nam.

… Xế trưa, Sín vừa ở ngoài ruộng về đến ngõ thì nghe tiếng Lìn vội vã phía sau: Sín à! Anh có giấy gọi đi bộ đội rồi! Nhưng gấp quá, bảy giờ sáng mai phải có mặt ngoài huyện đội!

Tối hôm ấy, mọi người đến chật nhà chia tay, nhưng hai đứa chỉ tiếp qua loa rồi nháy nhau lẻn lên đồi cọ sau nhà. Lìn thủ thỉ: Em gái anh còn nhỏ, thỉnh thoảng em sang động viên hoặc lúc cần thì đỡ đần mẹ hộ anh! Chắc chỉ một hai năm hết giặc anh về.

Từ ngày hai người yêu nhau, hai gia đình đã bàn chờ cuối năm gặt lúa mùa xong, cũng là khi Sín đủ mười tám tuổi sẽ làm đám cưới. Nhìn trời đêm đầy sao, Sín bỗng thấy một ngôi sao vọt sáng bay về phương nam rồi cũng nhanh chóng vụt tắt. Sín rùng mình nghĩ chiến trường bom rơi đạn nổ… Không cầm nổi lòng mình, ôm chặt lấy Lìn, cô nấc lên… tự nguyện dâng hiến phần trinh trắng cho người ngày mai đi xa…                 

Máy bay Mỹ ném bom đánh phá miền Bắc, liên lạc khó khăn, vào đơn vị Lìn gửi thư về nhưng phải 3 tháng sau ở nhà mới nhận được. Theo số hòm thư Sín và em gái Lìn viết bốn năm lá thư đi nhưng đều không thấy thư Lìn gửi về. Từ hôm Lìn đi, hầu như ngày nào Sín cũng sang nhà anh. Một buổi chiều đi làm đồng, Sín tạt qua định chào hỏi mẹ hoặc em gái Sín rồi về vì tối nay phải họp đội sản xuất. Nhìn cổ cô con dâu chưa cưới nổi gân xanh, ôm choàng lấy cô, mẹ Lìn ngân ngấn nước mắt: Sáng sớm hôm đi, thằng Lìn đã nói hết với mẹ rồi! Chưa được cưới xin nhưng mấy hôm nữa mẹ sẽ sang nhà xin ông bà cho con về đây ở!

Thằng cu Bình sinh ra trong niềm vui xen lẫn nỗi buồn của hai bên nội ngoại. Bà nội nó lúc nào cũng không rời cháu. Đi thả trâu, lên nương đào sắn cũng đưa theo. Lúc nhỏ thì địu, khi lớn thì bà đi trước, cháu theo sau. Cả bản ai cũng bảo, Lìn góa chồng từ trẻ nên trời bù cho đứa cháu nội giống gương mặt, điệu cười và cả tính háu đói như bố nó. Một buổi chiều tà, hai bà cháu gọi gà về cho ăn, đếm thấy thiếu con gà mái, chạy ra sau nhà tìm. Bà rẽ đám cỏ um tùm không may nắm tay phải đuôi con rắn hổ mang bành, nó ngoái đầu lại đớp vào cổ chân bà. Dù lấy lá thuốc nam đắp ngay nhưng vì nọc con rắn quá độc nên chỉ nửa tiếng sau bà tắt thở trên đường cáng ra bệnh viện.

Qua tết thanh minh, người Tày ở bản Tát tiễn người phụ nữ đi làm dâu trên bản Ngải Chồ của người Mông trên núi Hoàng Liên. Ra tới đầu bản, chàng rể mặc quân phục quay lại nhìn đoàn đưa dâu rồi hỏi vợ: “Sao không cho thằng Bình đi? Nó là con anh mà!”…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khi ống kính kể chuyện trẻ thơ

Khi ống kính kể chuyện trẻ thơ

Trên những nẻo đường vùng cao Lào Cai, hình ảnh trẻ em hồn nhiên, trong sáng như ánh nắng đầu ngày luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những người cầm máy. Không chỉ đơn thuần ghi lại khoảnh khắc đẹp, những bức ảnh về trẻ em vùng cao còn mang trong mình thông điệp nhân văn sâu sắc về cuộc sống, nghị lực và khát vọng vươn lên của trẻ em từ những vùng đất còn nhiều khó khăn.

Bác Hồ trong trái tim các nhạc sĩ Lào Cai

Bác Hồ trong trái tim các nhạc sĩ Lào Cai

Trong dòng chảy của âm nhạc cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là hình tượng thiêng liêng, nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ nhạc sĩ. Với trái tim chân thành và lòng kính yêu vô hạn, các nhạc sĩ Lào Cai đã viết những ca khúc giàu cảm xúc và chan chứa tình cảm về Bác kính yêu. Những ca khúc đó không chỉ thể hiện lòng biết ơn và kính trọng, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh Bác Hồ đến với các thế hệ hôm nay và mai sau.

Nghệ sĩ làm mới nghệ thuật truyền thống

Nghệ sĩ làm mới nghệ thuật truyền thống

Trước một số ý kiến cho rằng, liệu việc quá chú trọng vào giữ gìn bản sắc truyền thống có vô tình trở thành rào cản cho sự sáng tạo và đổi mới? Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, một số chuyên gia khẳng định, đúng là nếu chỉ tập trung vào bảo tồn mà không thúc đẩy sáng tạo, nghệ thuật có thể trở nên trùng lặp, ít sức hút với người trẻ…

Lào Cai: Một học sinh giành Huy chương Vàng tại Liên hoan Âm nhạc quốc tế Hong Kong khu vực Việt Nam 2025

Lào Cai: Một học sinh giành Huy chương Vàng tại Liên hoan Âm nhạc quốc tế Hong Kong khu vực Việt Nam 2025

Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra vòng chung kết Liên hoan Âm nhạc quốc tế Hong Kong khu vực Việt Nam 2025. Ban Tổ chức đã trao giải cho các thí sinh xuất sắc, trong đó, thí sinh Nguyễn Đức Minh, học sinh lớp 6, Trường THCS Lê Quý Đôn (thành phố Lào Cai) đã đoạt Huy chương Vàng môn Piano ở bảng thi không chuyên.

Dạ hội "Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng"

Dạ hội "Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng"

Tối 19/5, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị đóng quân trong Căn cứ Cam Ranh và các nhà trường, đơn vị kết nghĩa tổ chức chương trình Dạ hội thanh niên với chủ đề: “Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng”.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Tối 18/5, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Người là Hồ Chí Minh”, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Thời gian qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động ký kết hợp tác quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Dù cánh cửa hợp tác đã rộng mở, nhưng dường như văn học nước nhà vẫn đang loay hoay tìm hướng tiếp cận hiệu quả với độc giả toàn cầu...

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Trên tay tôi đang là ấn phẩm còn thơm mùi mực : Tuyển tập Truyện ngắn hay Lào Cai. Lòng lâng lâng cảm xúc thật khó tả bởi ấn phẩm được Hội Văn học – Nghệ thuật Lào Cai phát hành đúng dịp cả nước nô nức tổ chức các hoạt động mừng đại lễ 50 năm non sông liền một dải, cũng là 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất.

Đặc sắc chương trình giao lưu văn nghệ "70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước"

Đặc sắc chương trình giao lưu văn nghệ "70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước"

Nằm trong các hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 70 năm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam, tối 28/4, tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Quân chủng Hải quân tổ chức chương trình văn nghệ với chủ đề: “70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước”.

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật về Lào Cai. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa Xuân đại thắng"

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa Xuân đại thắng"

Tối 28/4, Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đảng trong mùa Xuân đại thắng” diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Chương trình do Bộ Công an tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025).

fb yt zl tw