Mùa cây rừng thay lá

LCĐT - Cuối thu, đầu đông, từng đợt gió mùa đông bắc tràn về cùng với sương mù bao phủ khắp núi rừng, nhìn đâu cũng chỉ thấy biển sương trắng mênh mông. Đợt rét qua đi, nắng vàng bừng lên xua tan sương giá, nơi những cánh rừng bao la trên đại ngàn xanh thẳm bỗng rực rỡ sắc màu đẹp đến kỳ lạ. Phải rồi, đây mới thực sự là sắc màu của rừng thu thay lá!

Bức tranh rừng thu thay lá làm bất kỳ ai cũng phải say mê.
Bức tranh rừng thu thay lá làm bất kỳ ai cũng phải say mê.

Trên những khu rừng già ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát thuộc các xã Sàng Ma Sáo, Dền Sáng, Y Tý (Bát Xát) hoặc Vườn Quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa), có hệ thực vật đa dạng, phong phú với hàng nghìn loài cây cỏ khác nhau. Có những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi rêu phong, cổ kính, cũng có những loài cây bé nhỏ bám trên vách đá hoặc mọc ký sinh trên thân cây khác. Cây rừng thay lá chỉ là một hiện tượng của tự nhiên. Cuối mùa thu, một số loài cây phải trút bỏ hết lá xanh để thích nghi với mùa đông giá lạnh. Cũng có loài cây lá xanh quanh năm và quá trình thay lá diễn ra thường xuyên chứ không trút lá đồng loạt khi mùa đông đến. Vào mùa cây rừng thay lá, được lang thang trong những khu rừng già cảm giác như lạc vào xứ sở thần tiên.

Mùa cây rừng thay lá đẹp nhất là trên các đỉnh núi cao như Fansipan, Ky Quan San, Nhìu Cồ San, Lảo Thẩn, Pu Ta Leng… Loài cây thay lá đẹp nhất là cây phong rừng. Thiên nhiên ban tặng cho những dãy núi cao nơi đây loài cây phong có những chiếc lá xẻ thùy tuyệt đẹp. Sau đợt sương giá và rét đậm, nắng bừng lên, làm cho lá phong đồng loạt chuyển từ màu xanh sang màu vàng, màu đỏ. Cơn gió thổi qua làm hàng trăm chiếc lá phong trên cây cổ thụ buông mình rơi xuống thành “cơn mưa vàng” đẹp đến nao lòng, giống như cảnh quay trong những bộ phim tình yêu lãng mạn của Hàn Quốc, Nhật Bản.

Góc rừng già Dền Sáng (Bát Xát) vào mùa cây rừng thay lá.

Góc rừng già Dền Sáng (Bát Xát) vào mùa cây rừng thay lá.

Đến với đại ngàn mùa thu, được đi giữa rừng phong, ngắm những chiếc lá phong đỏ rụng đầy lối đi, phơi màu trên tảng đá xanh rêu hoặc dưới dòng suối trong vắt mới thấy hết được vẻ đẹp của chúng. Bên trong những chiếc lá phong ấy dường như có lửa, có nắng, có gió của đại ngàn. Điều kỳ lạ là khi lá phong già rụng hết, những lá phong non mọc lên cũng mang một màu đỏ rực đầy sức sống. Ngay cả những chiếc lá phong trưởng thành, ở mặt trên lá màu xanh nhưng mặt dưới cũng có màu phớt đỏ đặc biệt. Có lẽ, lá phong tượng trưng cho vẻ đẹp hoang dại và thơ mộng của đại ngàn Tây Bắc, nên các bạn trẻ đam mê leo núi thường săn tìm những chiếc lá phong đỏ làm món quà kỷ niệm dọc hành trình.

Cùng với những cây phong, mùa cây rừng thay lá với nhiều loài cây cỏ khác tạo nên bức tranh đa dạng và đầy màu sắc. Những đám rêu êm như nhung trên đá hoặc loài rêu lá dài mọc trên các thân cây cổ thụ bất chợt chuyển sang một màu vàng đẹp khó tả. Tôi đã từng được ngắm một cây thiết sam cổ thụ trong rừng già Dền Sáng mang trên mình lớp rêu vàng tha thướt mềm mại như lá liễu rủ xuống khiến ai nhìn thấy cũng phải thốt lên. Rồi những cây mua rừng, sim rừng hoa tím đang khoe sắc nhưng lá trên thân cây đã chuyển sang màu đỏ tươi tự lúc nào. Trời càng rét đậm, lá sim càng đỏ. Chỉ cần nhìn những chiếc lá bóng bẩy kia đang đỏ dần có thể cảm nhận được bước đi chầm chậm của thời gian, của khoảnh khắc mùa thu trôi đi đón mùa đông tới.

Nhiều bạn trẻ leo núi trải nghiệm vẻ đẹp của đại ngàn mùa cây thay lá.
Nhiều bạn trẻ leo núi trải nghiệm vẻ đẹp của đại ngàn mùa cây thay lá.

Mùa rừng thu thay lá cũng là mùa các bạn trẻ yêu vẻ đẹp của thiên nhiên nô nức rủ nhau chinh phục các đỉnh núi cao để được sống giữa thiên nhiên tươi đẹp đầy sức sống, được cảm nhận khoảnh khắc giao mùa, cảm nhận hương vị ngọt ngào của mùa thu. Hãy để ánh mắt mình ngập tràn màu sắc của lá vàng, để đôi tai lắng nghe lời thì thầm của gió, của suối, để tâm hồn mình hòa cùng thiên nhiên, mọi lo âu sẽ tan biến hết chỉ còn cảm giác thư thái, giống như ta nhắm mắt lại và nghe một bản nhạc êm đềm. Sẽ chẳng ngôn từ nào có thể diễn tả hết được vẻ đẹp của những khu rừng giữa mùa thay lá, nhưng chỉ một lần trải nghiệm vẻ đẹp ấy bạn sẽ không thể nào quên.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

“Không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để xuôi ngược theo một dòng sông. Nhưng nếu được, hãy đi một lần. Vì đó không chỉ là hành trình về địa lý, với nhà báo đây còn là cơ hội để mình được dấn thân và thể hiện đam mê với nghề” - đó là những dòng tôi viết trong cuốn sổ nhỏ mang theo khi bắt đầu hành trình ngược xuôi theo dòng sông Mẹ.

Presstrip - cơ hội “vàng” quảng bá du lịch Lào Cai

Presstrip - cơ hội “vàng” quảng bá du lịch Lào Cai

Không đơn thuần là một chuyến đi trải nghiệm, chương trình khảo sát thực tế dành cho báo chí (presstrip) trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025 đã trở thành nhịp cầu kết nối giữa truyền thông và ngành du lịch. Presstrip là cơ hội “vàng” để các sản phẩm du lịch đặc trưng của Lào Cai được truyền thông sâu rộng hơn trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế.

fb yt zl tw