Bài hát "Chia nhau một chút ngọt bùi": Chạm đến tinh thần đùm bọc của người dân Việt Nam

Sau khi được phát hành, bài hát "Chia nhau một chút ngọt bùi" đã nhận được sự quan tâm lớn của công chúng bởi nó chạm được vào tinh thần "lá lành đùm lá rách" của người dân Việt Nam.

Với hy vọng truyền đi thông điệp tới người dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, cùng đồng lòng để vượt qua đại dịch cũng như bảo bọc, che chở, giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh chúng ta, nhạc sĩ Nguyễn Bá Hùng cùng NSND Tạ Minh Tâm, nhạc sĩ Tiến Đạt đã cùng thực hiện ca khúc "Chia nhau một chút ngọt bùi". 

Sau khi được phát hành, bài hát đã nhận được sự quan tâm lớn của công chúng bởi nó chạm được vào tinh thần "lá lành đùm lá rách" của người dân Việt Nam.

PV VOV.VN có cuộc phỏng vấn với nhạc sĩ Bá Hùng - tác giả ca khúc.

Nhạc sĩ Bá Hùng: Trong thời gian qua, TP.HCM cũng như nhiều địa phương phải chống chọi với tình hình dịch bệnh diễn biến rất căng thẳng. Tôi nghĩ rằng tinh thần, ý thức cảnh giác và việc chấp hành tốt những hướng dẫn, những quy định của Bộ Y tế cũng như của chính quyền cần được nâng cao hơn để nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh. Bá Hùng cùng với những người bạn, người thân của mình cũng tích cực thực hiện và dần dần đã quen với cuộc sống trong dịch bệnh.

Chúng tôi biết cách sử dụng thời gian của mình từ thế bị động thành chủ động và sử dụng thời gian một cách hiệu quả và hợp lý hơn. Bá Hùng cùng với những người bạn của mình quyên góp tiền từ các mạnh thường quân để chuyển trực tiếp đến cho các đơn vị từ thiện, các bếp ăn; quyên góp rau củ quả, nhu yếu phẩm và vật tư y tế để giúp đỡ cho những địa phương cần. Bá Hùng nghĩ rằng, trong lúc đất nước chúng ta nguy khó như thế này, mỗi người hãy tham gia bằng khả năng dù là nhỏ bé của mình cũng là điều đáng quý.

PV: Trước đó, anh đã có 2 sáng tác trong thời điểm diễn biến phức tạp của Covid-19 tại TP.HCM nơi anh sinh sống là “Thương nhớ Sài Gòn” và “Tôi có vài cuộc hẹn” để tri ân các lực lượng tuyến đầu, chia sẻ tình cảm của mình tới người dân thân yêu. Anh có thể chia sẻ về ca khúc mới nhất của mình là “Chia nhau một chút ngọt bùi”?

Nhạc sĩ Bá Hùng: “Chia nhau một chút ngọt bùi” thực tế được Hùng viết vào cuối năm 2008. Thời điểm này, Hùng thường tham gia các hoạt động văn nghệ, đi làm ở các phòng trà ca nhạc vào buổi tối. Trên đường trở về nhà vào đêm muộn, chứng kiến hình ảnh những người vô gia cư ngủ hai bên vỉa hè, thấy những người lao động vất vả mưu sinh, Bá Hùng cảm thấy vô cùng xúc động. Từ đó, tôi viết nên ca khúc này với mong muốn tất cả chúng ta sẽ cùng giang rộng vòng tay, bao bọc, che chở và giúp đỡ cho họ.

Trong ca khúc vừa ra mắt, tôi đã giữ lại 90% và chỉnh sửa khoảng 10% lời bài hát cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. 

NSND Tạ Minh Tâm cũng góp ý với tôi rằng, có một số từ rất hoa mỹ nhưng không mang tính đại chúng. Người dân cần nghe những câu chữ đi thẳng vào vấn đề đơn giản hơn. Còn nhạc sĩ Đặng Tiến Đạt thì góp ý chỉnh sửa 1 chút ngôn ngữ âm nhạc để làm cho giai điệu và ca từ trở nên hòa quyện, hài hòa hơn, làm cho tổng thể của bài hát trở nên hay hơn.

Đây là một sản phẩm chung của cả ba thầy trò với mong muốn tạo nên một sản phẩm, truyền đi một thông điệp: mong người dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, cùng đồng lòng để vượt qua đại dịch cũng như bảo bọc, che chở, giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh chúng ta.

PV: "Chia nhau một chút ngọt bùi" mang đến những cung bậc âm thanh vô cùng xúc động, đặc biệt qua giọng hát đầy nội lực của NSND Tạ Minh Tâm lại càng khiến cho những cảm xúc thêm lắng đọng. Đây có phải là lý do anh mời NSND Tạ Minh Tâm thể hiện ca khúc?

Nhạc sĩ Bá Hùng: Từ khi còn nhỏ, tôi đã nghe thầy hát và hâm mộ thầy rồi. Tới lúc trưởng thành, làm Phó bí thư Đoàn khối cơ sở thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại TP. HCM, Hùng có cơ hội được làm việc chung với thầy.

Thầy Tâm là một giọng ca opera hàng đầu của Việt Nam với chất thép mạnh mẽ. Nhưng khi thầy hát những bản tình ca thì lại thấy sự mềm mại, uyển chuyển. Đặc biệt là con người của thầy Tâm, mặc dù là một người rất nổi tiếng nhưng lại có lối sống bình dân, giản dị. Thầy luôn chia sẻ, lắng nghe, giúp đỡ cho mình, sự ấm áp đó giống như một người thân trong gia đình vậy. Nên khi khởi động lại dự án này, thì tôi nghĩ ngay đến thầy Tâm. Hùng tin rằng, giọng ca của thầy sẽ làm lan tỏa được thông điệp đến mọi người.

PV: Thời điểm này để hoàn thiện 1 sản phẩm âm nhạc đã khó, mà thực hiện MV còn khó hơn. Anh có thể chia sẻ về quá trình anh và ekip thực hiện MV?

Nhạc sĩ Bá Hùng: Việc thu âm cũng như quay hình được thực hiện rất đơn giản, đảm bảo phòng chống dịch. Chúng tôi phải tự dựng phim rồi sưu tập những hình ảnh trên mạng để đưa vào MV. Có một điều chúng tôi rất áy náy, đó là khi sưu tầm ảnh trên mạng thì có nhiều hình ảnh không có dẫn nguồn. Thành ra ekip không biết được tác giả của bức ảnh để mà xin phép cũng như là để cảm ơn.

Nhân đây, Bá Hùng xin được gửi lời xin lỗi đến các tác giả ảnh cũng như tranh vẽ, cũng gửi lời cảm ơn đến các anh/chị vì đã có những bức ảnh rất đẹp, tạo được sự rung động để Hùng có thể bổ sung vào MV này, và lan tỏa một thông điệp có ích đến tất cả mọi người.

Bài hát "Chia nhau một chút ngọt bùi": Chạm đến tinh thần đùm bọc của người dân Việt Nam ảnh 2
Hình ảnh trong MV "Chia nhau một chút ngọt bùi".

PV: Sau khi phát hành, giới thiệu MV “Cho nhau một chút ngọt bùi” tới đông đảo công chúng, anh đã nhận được phản hồi thế nào?

Nhạc sĩ Bá Hùng: Thông thường, khi một nghệ sĩ làm một sản phẩm âm nhạc giới thiệu đến công chúng, có người khen là vui rồi, có người chê thì mình lại học hỏi thêm nhiều điều. Tuy nhiên đối với sản phẩm này, Hùng rất vui vì tất cả mọi người đều khen, lượng chia sẻ rất cao.

Bá Hùng nghĩ rằng, sản phẩm mà ba thầy trò: NSND Tạ Minh Tâm, nhạc sĩ Đặng Tiến Đạt và Hùng thực hiện có sự hấp dẫn riêng. Đó là ca từ của bài hát phù hợp với hoàn cảnh của đất nước mình tại thời điểm này, nó là lời thúc giục, kêu gọi, sẻ chia, đùm bọc yêu thương. Chạm được vào tinh thần lá lành, đùm lá rách của người dân Việt Nam mình. Mọi người yêu thương bài hát một phần cũng từ đó. Xin cảm ơn công chúng đã lắng nghe, đã chia sẻ bài hát để lan tỏa.

PV: Cảm ơn nhạc sĩ Bá Hùng về cuộc trò chuyện.

vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Các tác phẩm với ca từ giàu hình ảnh, cảm xúc đã thể hiện sâu sắc vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phản ánh niềm tự hào và niềm tin của nhân dân về Quốc hội Việt Nam và người đại biểu dân cử.

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm tạo thành hoa văn thổ cẩm trên váy áo của dân tộc Xá Phó mang vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn trên trang phục, cũng như một số đồ dùng hằng ngày được thiết kế ứng dụng từ thổ cẩm của người Xá Phó như: túi thổ cẩm, khăn trải bàn, tranh treo tường…

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trong 2 ngày (23 - 24/6), tại tỉnh Quảng Bình, Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” các cung, nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi khu vực phía Bắc năm 2025 đã diễn ra sôi nổi. Tham gia Liên hoan, đoàn thiếu nhi Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đã đạt thành tích xuất sắc.

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

Những tri thức dân gian làm nghề truyền thống của các dân tộc vùng cao Lào Cai đã có từ ngàn đời nay. Trong nhịp sống hiện đại, những tri thức ấy vẫn được đồng bào gìn giữ và lưu truyền, tạo nên nét đẹp độc đáo của mỗi dân tộc. 

Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành giới thiệu bộ ảnh “Từ ngục tối thắng lợi trở về” được trao giải thưởng nhà nước.

Người ghi sử bằng khoảnh khắc

Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, nguyên Trưởng ban Biên tập Ảnh - Thông tấn xã Việt Nam nổi tiếng với những tác phẩm ảnh 'để đời' mang tính lịch sử và giàu ý nghĩa nhân văn, thể hiện khát vọng hòa bình.
Lẽ sống của nhà văn - nhà báo Bùi Nguyên Khiết

Lẽ sống của nhà văn - nhà báo Bùi Nguyên Khiết

Tất cả những gì Khiết hái lượm được, anh chọn lọc lấy cái tinh túy nhất để lột xác, để hóa thân vào trang giáo án, vào những bài báo, vào những áng văn, dâng cho đời ngào ngạt những hoa thơm, trái ngọt. Đó chính là lẽ sống của nhà văn, nhà báo Bùi Nguyên Khiết.

Việt Nam lần thứ 3 trúng cử thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO 2005

Việt Nam lần thứ 3 trúng cử thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO 2005

Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thông tin, Việt Nam đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp là thành viên của Ủy ban Liên chính phủ Công ước tại Đại hội đồng lần thứ 10 Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa. Đây là lần thứ 3 Việt Nam trúng cử vị trí này.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt tôn vinh 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

Chương trình nghệ thuật đặc biệt tôn vinh 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tối 20/6, Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam ((21/6/1925 - 21/6/2025) mang tên “Mãi mãi tấm lòng son, ngòi bút sắc” đã diễn ra tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) mở ra không gian tri ân sâu sắc và đầy cảm xúc dành cho những người làm báo cách mạng qua các thời kỳ.

fb yt zl tw