Xe ô tô điện lộn xộn tại Khu Du lịch Sa Pa: Cần giải pháp quản lý bền vững

Bài 2: Nhiều bất cập trong quản lý

LCĐT- Để bạn đọc có cái nhìn toàn cảnh, chúng tôi xin sơ lược quá trình triển khai thí điểm hoạt động xe ô tô 4 bánh gắn động cơ điện và xe điện - xăng tại Khu Du lịch Quốc gia Sa Pa.

 Thực hiện Đề án thí điểm xe 4 bánh (từ 10 đến 12 chỗ) chạy bằng năng lượng điện hoặc xăng chở khách tham quan, du lịch trong phạm vi hạn chế trên địa bàn thị xã Sa Pa và thành phố Lào Cai, ngày 16/6/2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định 1790/QĐ-UBND về phát triển số lượng xe điện trên địa bàn tỉnh, theo đó, đến hết năm 2025, dự kiến phát triển lũy kế tổng số 320 phương tiện, trong đó, địa bàn hoạt động tại thị xã Sa Pa (150 phương tiện), thành phố Lào Cai (170 phương tiện)”.

Theo Đề án được phê duyệt, trong giai đoạn đến hết năm 2021, UBND tỉnh cho phép 5 đơn vị thí điểm với tổng số 176 phương tiện (thị xã Sa Pa 95 phương tiện, thành phố Lào Cai 81 phương tiện) và đến hết năm 2023, cho phép 8 đơn vị hoạt động thí điểm với tổng số 242 phương tiện (thị xã Sa Pa có 126 phương tiện, thành phố Lào Cai có 116 phương tiện). Tính đến thời điểm hiện tại, theo thống kê sơ bộ của Công an thị xã Sa Pa, số lượng ô tô điện đã đưa vào hoạt động thực tế của 8 đơn vị, doanh nghiệp tại thị xã Sa Pa là 120 xe. Tuy nhiên, con số này có thể phát sinh tăng thêm nhiều, do một số đơn vị đưa phương tiện từ nơi khác về hoạt động “chui” tại Sa Pa nhưng cơ quan chức năng chưa thống kê được.

Xe ô tô điện dừng, đỗ không đúng quy định, còn lái xe thì không mặc áo đồng phục.
Xe ô tô điện dừng, đỗ không đúng quy định, còn lái xe thì không mặc áo đồng phục.

Thực tế cho thấy, sau gần 2 năm triển khai thí điểm đưa xe ô tô điện vào hoạt động vận tải hành khách ở Sa Pa đã góp phần bảo vệ môi trường; hơn thế nữa, phù hợp với thị hiếu của du khách khi được ngồi xe điện thoáng đãng để ngắm những hình ảnh đẹp của Khu du lịch Quốc gia Sa Pa. Tuy nhiên, dư luận hiện đang đặt câu hỏi: Vì sao tình trạng xe ô tô điện vi phạm các điều kiện về kinh doanh vận tải, về chạy không đúng luồng tuyến, về dừng, đỗ bừa bãi… một thời gian dài, trong khi chính quyền địa phương, lực lượng cảnh sát giao thông và ngành giao thông vận tải – xây dựng đều khẳng định đã vào cuộc quyết liệt để quản lý, chấn chỉnh?

Mặc dù lực lượng cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông đã có nhiều đợt ra quân kiểm tra, xử lý các xe ô tô điện vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông nhưng tình trạng vi phạm vẫn tái diễn.

Theo đại diện Sở Giao thông vận tải - Xây dựng: Qua công tác kiểm tra, rà soát hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô 4 bánh gắn động cơ điện và xe điện - xăng tại Khu Du lịch Quốc gia Sa Pa đã phát sinh một số tồn tại như: Có đơn vị, doanh nghiệp đưa phương tiện vào khai thác không đúng địa bàn (chuyển phương tiện đăng ký hoạt động tại Lào Cai lên Sa Pa để tham gia hoạt động vận tải hành khách); còn tình trạng chưa niêm yết tên đơn vị vận tải, giá cước, số điện thoại…

Thời gian qua, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng đã có văn bản nhắc nhở, yêu cầu các đơn vị tham gia hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô điện chấp hành nghiêm các quy định về kinh doanh vận tải hành khách. Cùng với đó, lực lượng thanh tra giao thông đã vào cuộc thanh tra, kiểm tra lập biên bản 5 đơn vị và hàng chục lái xe vi phạm, với số tiền xử phạt gần 50 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 2 trường hợp. Tuy nhiên, vị này lại cho rằng, để khắc phục những tồn tại nêu trên, chính quyền địa phương và Công an thị xã Sa Pa cần chủ động vào cuộc để kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh.

Trao đổi với phóng viên, Trung tá Nguyễn Tiến Cường, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - trật tự, Công an thị xã Sa Pa, cho biết: Việc đưa vào vận hành lượng lớn xe ô tô điện 4 bánh tại Khu Du lịch Quốc gia Sa Pa đã phát sinh những vấn đề như quá tải đối với hạ tầng giao thông; tình trạng cấp phép hoạt động cho phương tiện khi không đủ các điều kiện vận hành kinh doanh vận tải hành khách. Cùng với đó, việc quản lý lỏng lẻo của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, nên nhiều lái xe thiếu ý thức điều khiển phương tiện dừng đỗ, đón, trả khách không đúng nơi quy định hoặc tranh giành khách, “chặt chém” khi thu tiền cước, chạy sai luồng tuyến…

“Thời gian qua, lực lượng cảnh sát giao thông Công an thị xã Sa Pa đã rất vất vả với việc tuần tra, chấn chỉnh hoạt động của xe ô tô điện, từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã xử lý 50 trường hợp vi phạm với số tiền phạt trên 90 triệu đồng. Để hoạt động của xe ô tô điện đi vào nề nếp thì Sở Giao thông vận tải – Xây dựng cần đưa ra giải pháp bền vững, chứ cứ cấp phép với số lượng lớn như vậy mà không có giải pháp quản lý chặt chẽ thì nguy cơ gây mất trật tự an toàn giao thông ở Sa Pa là khó tránh khỏi”- Trung tá Nguyễn Tiến Cường cho biết thêm.

Nói về những khó khăn trong quản lý hoạt động của xe ô tô điện tại thị xã Sa Pa, ông Trần Trọng Thông, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa, cho biết: Do UBND thị xã Sa Pa chỉ nhận được Quyết định phê duyệt đề án mà không được nhận danh sách chi tiết phương tiện của từng doanh nghiệp nên công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn; thậm chí hiện nay, Sa Pa có bao nhiêu phương tiện ô tô điện, chúng tôi cũng khó biết chính xác. Bên cạnh đó, việc quản lý phương tiện người lái đối với xe ô tô điện đã có quy định cụ thể như phương tiện phải có camera và thiết bị giám sát hành trình và việc giám sát thực hiện quy định này thuộc thầm quyền của Phòng Quản lý phương tiện, người lái (Sở Giao thông vận tải – Xây dựng), nên muốn chấm dứt tình trạng doanh nghiệp gian lận mang phương tiện từ nơi khác về Sa Pa hoạt động và chạy sai luồng, tuyến… thì cần sự vào cuộc quyết liệt của các phòng chức năng Sở Giao thông vận tải – Xây dựng.

Từ thực tế trên cho thấy, công tác quản lý, giám sát hoạt động của các đơn vị, doanh nghiệp tham gia vận tải hành khách bằng xe ô tô điện 4 bánh đang bộc lộ nhiều bất cập, cả từ khâu cấp phép hoạt động cho các phương tiện, đến khâu giám sát hoạt động. Cùng với đó, việc bố trí cơ sở hạ tầng như bãi đỗ xe, điểm dừng đỗ chưa được triển khai bài bản và sự vào cuộc kiểm tra, xử lý đối với các doanh nghiệp vi phạm chưa nghiêm, dẫn đến tình trạng “nhờn luật”. Đặc biệt, hiện nay, việc các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ tự mua sắm xe ô tô điện về để vận chuyển khách du lịch mặc dù chưa được cấp có thẩm quyền cho phép và phương tiện chưa được đăng ký, đăng kiểm, gây tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và mất an ninh trật tự.

Trước thực trạng trên, thiết nghĩ các cơ quan chức năng, chính quyền thị xã Sa Pa cần nhanh chóng vào cuộc xử lý tình trạng hoạt động còn lộn xộn của xe ô tô điện, đảm bảo sự nghiêm minh theo quy định pháp luật cũng như sự an toàn cho du khách khi đến Sa Pa.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dự án nâng cấp Tỉnh lộ 152: Cần khắc phục dứt điểm những tồn tại

Dự án nâng cấp Tỉnh lộ 152: Cần khắc phục dứt điểm những tồn tại

Tỉnh lộ 152 là tuyến đường quan trọng thứ 2 để đến Khu Du lịch Sa Pa, sau Quốc lộ 4D. Thị xã Sa Pa đã nhiều lần đề nghị Ban Quản lý ODA tỉnh và Sở Giao thông vận tải họp bàn tìm giải pháp khắc phục nhưng sau hơn 2 năm, tình trạng sạt lở, xuống cấp vẫn chưa được xử lý triệt để.

Mưa lớn gây ngập úng, sạt lở một số tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh

Mưa lớn gây ngập úng, sạt lở một số tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh

Đêm 24, rạng sáng 25/6, do chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp với trục đi qua khu vực tỉnh Lào Cai gây mưa lớn cục bộ tại nhiều địa phương trong tỉnh. Mưa lớn đã khiến Quốc lộ 4D (Lào Cai - Sa Pa), đoạn đi qua xã Đồng Tuyển (thành phố Lào Cai) ngập sâu khiến giao thông bị chia cắt. Cùng với đó, tình trạng sạt lở đang diễn ra tại các tuyến Tỉnh lộ 157, Tỉnh lộ 154 và Tỉnh lộ 156.

Rào, đóng tạm thời các lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh

Rào, đóng tạm thời các lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh

UBND tỉnh vừa ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện rào, đóng tạm thời trong khi chờ xây dựng tuyến đường gom các lối đi tự mở qua đường sắt để đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện khi đi qua các lối đi tự mở qua đường sắt.

Thành phố Lào Cai tập trung nâng cấp các tuyến đường theo tiêu chí đô thị loại I

Thành phố Lào Cai tập trung nâng cấp các tuyến đường theo tiêu chí đô thị loại I

Thành phố Lào Cai đã triển khai nâng cấp được hơn 30 tuyến đường nội đô (là các tuyến đường nhỏ nay nâng cấp mở rộng hơn theo tiêu chí đô thị loại I), đồng thời triển khai mô hình ngầm hóa đường điện, cáp viễn thông để chỉnh trang đô thị theo hướng hiện đại.

Mường Khương: Sạt taluy, nhiều tuyến đường bị chia cắt tạm thời

Mường Khương: Sạt taluy, nhiều tuyến đường bị chia cắt tạm thời

Từ đêm 8/6 đến nay, trên địa bàn huyện Mường Khương xảy ra nhiều đợt mưa vừa đến mưa to liên tục. Mưa làm đất ngấm no nước, kết cấu yếu dẫn đến sạt lở tại nhiều địa phương. Một số tuyến đường do sạt lở đất đá với khối lượng lớn khiến giao thông tạm thời bị chia cắt.

fb yt zl tw