“Ủ than nóng, nung lửa hồng”

Bài 1: Người đứng đầu cấp tỉnh nhận việc khó

LCĐT - Khơi dòng và hợp sức trí tuệ của cán bộ lãnh đạo, đảng viên và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng người dân để chủ trương, nghị quyết trên văn bản giấy tờ được cụ thể hóa bằng thực tiễn cuộc sống. Bằng các chuyến thực tế đến tận thôn bản, vào từng nhà dân của cán bộ, đảng viên từ tỉnh đến huyện, xã, đặc biệt là những địa bàn còn nhiều hộ nghèo, đã tạo niềm tin, nung ủ những tâm huyết, nhen nhóm và thổi bùng ngọn lửa khát vọng vươn lên nơi mảnh đất biên cương của Tổ quốc… Việc hướng về cơ sở với tỉnh Lào Cai không mới, nhưng lựa chọn điểm đến tại các xã nghèo lại là một “phép thử” cho công tác cán bộ của tỉnh Lào Cai trong một nhiệm kỳ mới theo tinh thần cán bộ “6 dám” của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.  

Ngày 24/3/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Nghị quyết 20 -NQ/TU về giảm nghèo bền vững đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên đến hết năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, có xét đến năm 2030. Theo đó, Tỉnh uỷ Lào Cai đã ban hành Quyết định 148-QĐ/TU ngày 02/03/2021 về việc phân công Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh giúp đỡ các xã có tỷ hộ nghèo cao của tỉnh. Điểm nhấn của quyết định này chính là gắn trách nhiệm, tâm huyết của từng cá nhân cụ thể, trong đó có cả những đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh với các xã, với tinh thần “người dân hết nghèo, xã thoát nghèo thì lãnh đạo mới hoàn thành nhiệm vụ”.

Trong Quyết định 148 -QĐ/TU ngày 2/3/2021 của Tỉnh uỷ về việc phân công Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh theo dõi, nắm bắt tình hình tổ chức cơ sở đảng và giúp xã có tỷ lệ hộ nghèo cao của tỉnh, có 8 đồng chí trong Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh trực tiếp được phân công giúp đỡ 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh. Dù thời gian chưa dài, nhưng với trách nhiệm của người lãnh đạo, có cả tâm huyết, tình cảm với người nghèo, dù công việc của tỉnh bộn bề, nhưng các đồng chí vẫn dành thời gian, kể cả ngày nghỉ đến các xã, “không để dân chờ, dân đợi”, cùng với cấp uỷ, chính quyền địa phương “ủ than nóng, nung lửa hồng”.

Trong mấy tháng trở lại đây, 10 xã nghèo nhất của các huyện Mường Khương, Bát Xát, Văn Bàn, Bắc Hà liên tục đón các đoàn công tác của tỉnh đến làm việc. Điều đặc biệt của các chuyến công tác này không “trống giong cờ mở”, mà các đồng chí lãnh đạo tỉnh được phân công giúp đỡ xã nghèo đi thị sát, kiểm tra tận nơi, đến từng địa điểm, cho dù thời tiết ngoài trời lên tới 35 -36 độ C. Thời gian làm việc tại phòng họp rất ít, chủ yếu dành cho đi thực tế, để được nhìn thấy cuộc sống của người dân, được nghe người dân đề xuất, từ đó hiểu thêm người dân đang thiếu gì, cần gì. Mỗi chuyến công tác là một lần kiểm chứng năng lực thực sự của đội ngũ lãnh đạo địa phương, bởi các đồng chí Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh liên tục đặt ra những câu hỏi và yêu cầu rất hóc búa, đòi hỏi lãnh đạo địa phương phải thực sự tâm huyết, hiểu biết, nắm rõ thực tế cơ sở mới trả lời được. Ở đây, không có chỗ cho những câu trả lời chung chung, cho có, cho qua… mà phải tìm hiểu “gốc rễ, ngọn nguồn của sự việc”. Do vậy, chính cán bộ huyện, xã phải là người nắm rõ và hiểu rõ những vấn đề mà thực tế đang đặt ra và phải đặt mình vào vị trí của người dân ở xã nghèo nhất tỉnh.

Bài 1: Người đứng đầu cấp tỉnh nhận việc khó ảnh 1
Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường kiểm tra thực tế tại xã Tả Thàng (Mường Khương).

Điều này thể hiện rõ trong những chuyến công tác của Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường tại hai xã Tả Thàng và La Pan Tẩn (huyện Mường Khương). Trước khi có buổi làm việc chính thức với cấp uỷ, chính quyền hai xã, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã dành ngày nghỉ cùng với lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh và lãnh đạo huyện đến từng thôn, bản, đi thực tế nơi cấy lúa, chỗ trồng chè. Nhiều nơi chỉ có đường mòn, dốc đá nhưng không ngăn được bước chân các đồng chí lãnh đạo đến với bà con. Điều gây ấn tượng hơn cả đó là hầu như lãnh đạo, người dân xã không hề biết Chủ tịch UBND tỉnh đi thị sát thực tế, bởi đồng chí muốn nhìn rõ, nhìn rộng thực tế cơ sở và không làm phiền cơ sở. Khi mọi thông tin, dữ liệu về hai xã đã đầy đủ, Chủ tịch UBND mới có buổi làm việc chính thức với huyện và xã, nhưng yêu cầu buổi làm việc tổ chức tại xã.

Bất ngờ nữa, dù đã có những chuyến thị sát trước đó, nhưng trước khi làm việc chính thức tại xã, đồng chí Trịnh Xuân Trường vẫn tiếp tục đi thực tế, bởi “nắm được nhiều nhưng có thể chưa đủ” và thực tế sẽ mang lại ý tưởng hay. Khi làm việc chính thức với các xã, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị huyện, đặc biệt là lãnh đạo xã “thoát ly” văn bản, những gì đã biết thì không nói đến, mà dành thời gian báo cáo chi tiết, cụ thể những gì mà người dân, thôn, bản đang thiếu, đang cần. Chính vì vậy, những cái khó, cái khổ ở tận thôn, bản đã được đưa đến Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh chỉ trong một cuộc họp. Dù ý kiến từ các ngành của tỉnh đến huyện và xã đưa ra rất nhiều, dường như cả “núi” công việc, nhưng Chủ tịch UBND tỉnh “tóm” vào 4 việc cần làm, đó là đầu tư hạ tầng, thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động và giáo dục. Cần biết rằng, để tìm được 4 việc cần làm đối với hai xã nghèo Tả Thàng, La Pan Tẩn đó là kết quả của những chuyến khảo sát không có ngày nghỉ, sự tỉ mỉ, lắng nghe từng ý kiến của người dân và luôn đi đến tận nơi để đánh giá tính khả thi từng ý tưởng của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh.

Bài 1: Người đứng đầu cấp tỉnh nhận việc khó ảnh 2
Đồng chí Trịnh Xuân Trường tặng quà các hộ nghèo xã Tả Thàng.

Đồng chí Trịnh Xuân Trường cho rằng: Lãnh đạo phải xuất phát từ thực tiễn, phải lắng nghe cơ sở, rồi nhìn nhận vấn đề mang tính tổng thể. Ví dụ như cả 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao đều có nguyên nhân cơ bản giống nhau. Tại sao lại như vậy? Cho nên, trách nhiệm của chúng ta là phải tìm ra điểm tương đồng và khác biệt. “Qua đi thực tế tại các xã nghèo, đặc biệt tại hai xã nghèo nhất của huyện Mường Khương là Tả Thàng và La Pan Tẩn, với vai trò của người đứng đầu chính quyền của tỉnh, tôi sẵn sàng đảm nhận giúp đỡ hai xã này và luôn xác định đó chính là trách nhiệm, đồng thời cũng là tự tạo sức ép cho chính mình. Mặc dù công việc luôn bộn bề, nhưng khi nhận việc khó, tôi luôn dành thời gian suy nghĩ, trao đổi với lãnh đạo huyện và xã để tìm ra giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất, dẫu biết rằng, công cuộc giảm nghèo không phải ngày một ngày hai có thể xong, mà đó là quá trình lâu dài. Xã chưa hết nghèo, thì tôi vẫn chưa làm tròn trách nhiệm”, Chủ tịch UBND tỉnh trải lòng.

Mang theo trách nhiệm của người lãnh đạo được phân công giúp đỡ xã nghèo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh luôn xác định, muốn tìm được lời giải cho bài toán giảm nghèo thì phải xắn tay vào công việc, thường xuyên suy nghĩ, tìm tòi để đưa ra những giải pháp hiệu quả, phải tích cực tìm hiểu thực tế. Chính vì vậy, mỗi chuyến làm việc với hai xã nghèo là Nậm Chày (Văn Bàn) và Lùng Khấu Nhin (Mường Khương), đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh luôn đòi hỏi lãnh đạo xã đưa đến những nơi khó khăn nhất, bởi chỉ khi nắm rõ thực tế thì mới có giải pháp chỉ đạo, thực hiện đúng. Mỗi tuyến đường thôn “không thể xấu hơn” của xã Nậm Chày, điểm sắp xếp dân cư giáp sông Chảy ở Lùng Khấu Nhin… đều in dấu chân của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh. “Chính tôi và cán bộ, đảng viên của huyện, xã phải đi đầu, phải trăn trở, suy nghĩ trước cái nghèo của xã. Tuy nhiên, trăn trở, suy nghĩ là chưa đủ, mà phải hiến kế, đưa ra được giải pháp để thoát nghèo. Hơn nữa, mỗi người chúng ta phải luôn ý thức rằng, giúp đỡ hộ nghèo bằng những việc làm thực chất, trách nhiệm”, đồng chí Hoàng Quốc Khánh khẳng định.

Bài 1: Người đứng đầu cấp tỉnh nhận việc khó ảnh 3
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh kiểm tra thực tế tại xã Lùng Khấu Nhin (Mường Khương).

Được phân công giúp đỡ Dìn Chin (Mường Khương), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung hướng về xã với tất cả tâm huyết và trách nhiệm, bởi đặc thù ở Dìn Chin chủ yếu là đồng bào Mông, mà đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh là người con của dân tộc Mông. Được phân công giúp đỡ 1 trong 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh đó là áp lực, nhưng đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung có thuận lợi là nói được tiếng của đồng bào, am hiểu phong tục, tập quán và đã từng có thời gian dài công tác ở địa phương cũng có không ít xã nghèo, nên dễ nhận được sự chia sẻ của người dân và biết được căn nguyên của cái nghèo. Dù có thuận lợi như vậy, nhưng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung vẫn xác định đó là việc khó, nhưng được Tỉnh uỷ tin tưởng giao nhiệm vụ giúp đỡ xã Dìn Chin, đã 4 lần đi tìm hiểu thực tế ở Dìn Chin bởi đồng chí muốn tìm đến tận “điểm khó”, “điểm nghèo” để có được cái nhìn tổng thể, nhưng lại rất chi tiết, cụ thể về từng thôn, bản.

Đồng chí Giàng Thị Dung chia sẻ: Qua tâm sự với người dân Dìn Chin, tôi nhận thấy đồng bào rất chăm chỉ và họ có niềm tin thoát nghèo nếu được quan tâm hỗ trợ về kỹ thuật, thị trường. Khi tôi đề xuất đưa cây chè vào trồng, phát triển chăn nuôi gia súc, người dân rất hào hứng, nhưng họ chỉ đề nghị Nhà nước hỗ trợ giống tốt, vay vốn, tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Điều đó cho thấy, nếu tìm được khát vọng và khơi dậy được niềm tin của người dân, thì chỉ đạo của tỉnh, huyện, xã sẽ đạt hiệu quả cao. Nếu 3 năm nữa, hộ nghèo ở xã không giảm, cuộc sống của người dân không được nâng lên, vẫn như ngày đầu, thì rõ ràng là mình không hoàn thành trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân...

Bài 1: Người đứng đầu cấp tỉnh nhận việc khó ảnh 4
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung khảo sát cơ sở vật chất tại Trường PTDTBT Tiểu học Tả Ngài Chồ (Mường Khương).

Mỗi đồng chí lãnh đạo được giao giúp đỡ xã nghèo có những cách làm khác nhau, nhưng điểm chung nhất là sự tâm huyết, trách nhiệm, luôn đau đáu với sự nghiệp giảm nghèo, hướng về người nghèo bằng những việc làm thực chất, dẫu rằng đó là việc khó nhưng không thể không làm. Đây cũng chính là việc cụ thể hóa lời dạy của Bác Hồ đối với cán bộ phải luôn “gần dân, trọng dân, tin dân và hiểu dân”, người cán bộ, đảng viên phải tìm hiểu xem người dân mong muốn gì, cuộc sống của người dân ra sao. Muốn vậy thì phải hòa mình với người dân ở cơ sở, lắng nghe ý kiến của nhân dân.

Bài 2: Lãnh đạo địa phương không thể “khoanh tay” đứng nhìn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vẹn nguyên ký ức

Vẹn nguyên ký ức


Đã gần 50 năm trôi qua, mặc dù tuổi cao và không còn minh mẫn nhưng ký ức về cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, ký ức ngày độc lập vẫn hằn sâu trong tâm trí của các cựu chiến binh khi được sống trong thời khắc lịch sử.

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Chiến dịch Hồ Chí Minh với đỉnh cao là chiến thắng ngày 30/4 giải phóng hoàn toàn miền Nam có phần đóng góp đáng kể của quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai. Đó là đóng góp to lớn về sức người, sức của với tinh thần "tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng" để cùng dân tộc làm nên những trang sử mang tầm thời đại.

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Hướng về Điện Biên bằng tình yêu thương

Hướng về Điện Biên bằng tình yêu thương

Những ngày này, hơn 5.000 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên không chỉ được sống trong những ngày của vinh quang chiến thắng mà còn vui mừng khi được dọn về ở trong những căn nhà mới, những mái ấm đoàn kết từ tình cảm của Nhân dân trên khắp mọi miền Tổ quốc. Chung tay cùng cả nước hướng về Điện Biên, đồng bào các dân tộc Lào Cai đã đóng góp hơn 600 triệu đồng giúp đỡ hộ nghèo xây dựng những căn nhà ấm áp nghĩa tình.

Tổng Bí thư Trần Phú và những chỉ dẫn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tổng Bí thư Trần Phú và những chỉ dẫn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Trọn cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và chói sáng, đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã có vai trò quan trọng trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong công tác xây dựng Đảng. Những tư tưởng xuất sắc về xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận, về tổ chức mà Đồng chí đề xuất và lãnh đạo thực hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX, vẫn giữ nguyên tính thời sự và cách mạng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành và thông xe đưa vào khai thác 2 đoạn tuyến cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Diễn Châu-Bãi Vọt

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành và thông xe đưa vào khai thác 2 đoạn tuyến cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Diễn Châu-Bãi Vọt

Chiều 28/4, chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/2024 – 7/5/2024), tại xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác Dự án đường bộ cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt.

Sức mạnh hậu cần trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sức mạnh hậu cần trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ là chiến dịch có quy mô lớn nhất của quân đội và nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Trong chiến dịch này, công tác hậu cần phải bảo đảm cho quân số đông nhất, với khối lượng vật chất lớn nhất, trong điều kiện rất khó khăn, ác liệt. Để hoàn thành xuất sắc mỗi trận đánh và toàn chiến dịch, “vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là một nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật”(1).

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao và tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 - 2025.

 Đảm bảo cho người dân, du khách một kỳ nghỉ lễ an toàn, bình yên

Đảm bảo cho người dân, du khách một kỳ nghỉ lễ an toàn, bình yên

Trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5/2024, công an các huyện, các xã vùng cao, biên giới của tỉnh phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, kịp thời xử lý các vụ việc phát sinh từ cơ sở, đảm bảo an toàn, bình yên cho Nhân dân trong suốt kỳ nghỉ lễ.

Thành phố Lào Cai tổ chức thành công Hội thi bắn súng quân dụng và Hội thao quốc phòng dân quân, tự vệ năm 2024

Thành phố Lào Cai tổ chức thành công Hội thi bắn súng quân dụng và Hội thao quốc phòng dân quân, tự vệ năm 2024

Chiều 26/4, sau 1 ngày diễn ra sôi nổi, Hội thi bắn súng quân dụng và Hội thao quốc phòng dân quân, tự vệ năm 2024 thành phố Lào Cai đã kết thúc thành công. Đây là đơn vị được Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh chọn làm điểm tổ chức hội thi để Ban CHQS 8 huyện (thị xã) trong tỉnh tham quan, học tập, rút kinh nghiệm.

fb yt zl tw