Bắc Hà: Đưa lễ hội truyền thống thành sản phẩm du lịch đặc trưng

Bắc Hà là địa phương có đông đồng bào DTTS (gần 60.000 người), thuộc 14 dân tộc anh em cùng sinh sống; mỗi dân tộc đều có những lễ hội truyền thống riêng.

Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện đã và đang trở thành những sản phẩm du lịch đặc trưng, mà một trong những điều điều làm nên đặc trưng ấy chính là các lễ hội đều được gìn giữ nguyên dạng bản sắc.

Phát huy giá trị

Tháng 6/2024, cao nguyên trắng Bắc Hà tưng bừng trong chuỗi hoạt động của Festival mùa Hè, một sự kiện được người dân và du khách đón đợi. Với chủ đề “Nghiêng say vó ngựa cao nguyên”, diễn ra từ ngày 1/6 - 9/6, du khách đến với Bắc Hà đắm chìm trong không gian đầy màu sắc của lễ hội đua ngựa truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Bắc Hà.

146d3081415t808l1-150-6216.jpg
Qua nhiều năm tổ chức, Lễ hội đua ngựa ngày càng thu hút các nài ngựa trên địa bàn và các tỉnh bạn tham gia, trở thành ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc của huyện Bắc Hà, điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Theo ông Bùi Văn Vinh, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Bắc Hà, phong tục diễu hành ngựa vào ngày ngọ đầu tiên của năm mới của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện đã có từ hàng trăm năm nay; nhằm cầu cho một năm mới bình an, mưa thuận, gió hòa.

Sau mỗi lần diễu hành, thanh niên người Mông, người Tày, người Nùng... lại thường rủ nhau thi cưỡi ngựa, dần dần trở thành lễ hội truyền thống của địa phương. Nhưng trong một thời gian dài, do chiến tranh và nhiều nguyên nhân khác, lễ hội đua ngựa truyền thống rất ít khi được tổ chức, dần bị mai một.

“Năm 2008, với sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn, huyện đã khôi phục và tái hiện Lễ hội đua ngựa truyền thống trong lần đầu tiên tổ chức Tuần văn hóa du lịch huyện Bắc Hà. Qua nhiều năm, lễ hội ngày càng thu hút các nài ngựa trên địa bàn và các tỉnh bạn tham gia, trở thành ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc của địa phương và khu vực, điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước”, ông Vinh cho biết.

Chia sẻ của Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Bắc Hà được kiểm chứng từ mức tăng trưởng khách du lịch đến với địa phương trong 6 tháng năm 2024. Với Festival mùa Xuân và Festival mùa Hè, Bắc Hà đã đón 460.000 lượt khách, tăng 135.000 lượt khách so với cùng kỳ. Trong đó, với Festival mùa Hè, huyện thu hút khoảng 65.000 lượt khách du lịch, đạt 8,2% lượng khách dự kiến đến với Bắc Hà trong cả năm 2024.

Cùng với “nghiêng say vó ngựa cao nguyên” được tổ chức thường niên trong Festival mùa Hè, huyện Bắc Hà còn có rất nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc, đã và đang trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo. Đặc biệt là trong Festival mùa Xuân, khi cao nguyên trắng huyền ảo trong sắc Mận, rất nhiều lễ hội đã được tổ chức, làm mê đắm du khách thập phương khi đến với Bắc Hà.

Khi cao nguyên trắng tràn ngập sắc xuân thì cũng là lúc đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện tổ chức các lễ huyện truyền thống của dân tộc mình. Đó là Lễ Hội Gầu Tào (hay còn gọi là Lễ hội Say sán) của dân tộc Mông, thường tổ chức từ ngày mùng 1 đến ngày rằm tháng Giêng; Lễ hội Xuống đồng “Lồng tồng” của dân tộc Tày, Nùng; Lễ hội Nhảy lửa người Dao đỏ, được tổ chức từ ngày mùng 3 đến ngày rằm tháng Giêng; Lễ cúng rừng của các dân tộc Mông, Phù Lá, Tày, Nùng... được tổ chức vào đầu tháng 2 âm lịch; Lễ hội Tết tháng Bảy (Khu Cù Tê) của người La Chí;...

“Các lễ hội giàu bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc đã thực sự tạo nét riêng cho du lịch vùng cao Bắc Hà, thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước đến với cao nguyên trắng”, ông Bùi Văn Vinh khẳng định.

Bảo tồn nguyên dạng

Theo Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Bắc Hà, ông Bùi Văn Vinh, địa phương có nhiều nét riêng, hấp dẫn, hội tụ các yếu tố để trở thành khu du lịch đặc sắc của Lào Cai và khu vực Tây Bắc. Với 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng.

“Huyện đã và đang triển khai khôi phục, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của các dân tộc gắn với phát triển du lịch. Các hoạt động bảo tồn nhận được sự đồng thuận của bà con, sự hỗ trợ nhiệt tình của các nghệ nhân. Huyện kỳ vọng biến di sản, văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn thành tài sản, góp phần thu hút du khách”, ông Vinh cho biết.

Theo ông Vinh, trong quá trình phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào thành sản phẩm du lịch đặc trưng, huyện Bắc Hà quan tâm gìn giữ nguyên dạng bản sắc. Đây là nguyên tắc được ưu tiên trước hết trong quá trình triển khai các chương trình, dự án bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch, trong đó có Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719).

Đơn cử như với Lễ hội Tết tháng Bảy của người La Chí ở xã Nậm Khánh, được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2015. Nhưng điều đáng lo là số người làm nghề thầy cúng và biết cúng tế không nhiều và cũng đã cao tuổi; còn rất ít người biết dân ca, dân vũ truyền thống của dân tộc La Chí...

Để bảo tồn, phát huy đúng nguyên trạng Lễ hội Tết tháng Bảy, thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện phối hợp với UBND xã Nậm Khánh mở lớp tập huấn, mời nghệ nhân am hiểu sâu sắc về văn hóa người La Chí từ Hà Giang sang hướng dẫn, khôi phục lại một số phong tục, tập quán đã bị thất lạc. Đồng thời mời các chuyên gia của Sở Văn hóa và Thể thao truyền đạt kỹ năng bảo vệ di sản văn hóa; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị, di sản văn hóa.

“Huyện Bắc Hà đã thực hiện bảo tồn và lưu giữ văn hóa nhảy lửa của người Dao đỏ. Phòng Văn hóa - Thông tin huyện đã phối hợp với UBND xã Nậm Đét tổ chức lớp truyền dạy nghi lễ này. Lớp học được Nghệ nhân Ưu tú Bàn A Ton - người lưu giữ văn hóa nhảy lửa của người Dao đỏ tại xã Nậm Đét - trực tiếp truyền dạy, với sự tham gia của 30 học viên là người Dao tại các xã Nậm Đét, Nậm Khánh, Bảo Nhai...”, ông Vinh cho biết.

Những cách làm hay, sáng tạo trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện Bắc Hà đã mang lại những kết quả tích cực; được coi là hướng đi bền vững, giúp Bắc Hà hiện thực hóa “mục tiêu kép”, vừa gìn giữ nét đẹp truyền thống các dân tộc, vừa mang đến trải nghiệm mới lạ cho du khách, thúc đẩy du lịch phát triển, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Đây cũng là một trong những nỗ lực của huyện trong việc thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719.

Theo ông Đặng Công Hải, Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà, trong giai đoạn phát triển hiện nay, nhằm khai thác những tiềm năng trở thành những sản phẩm, điểm hẹn hấp dẫn, huyện xác định rõ tài nguyên thiên nhiên và văn hoá giàu bản sắc truyền thống là yếu tố hấp dẫn của du lịch Bắc Hà. Trên cơ sở đó, huyện tiến hành rà soát các tài nguyên du lịch văn hoá nổi trội (trong đó có các lễ hội) mang đặc thù riêng của từng địa phương để bảo tồn những nét đặc sắc, thu hút du khách.

Cùng với cảnh quan thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, những lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc địa phương, là sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương, quan tâm duy trì, phát huy bản sắc văn hóa lễ hội truyền thống gắn với phát triển du lịch, đưa cao nguyên trắng Bắc Hà trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách xa gần.

Theo Báo Dân tộc và Phát triển)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Dưới nếp nhà sàn mộc mạc bên dòng suối mát, từ những cánh đồng tốt tươi chuyển mình theo mùa cho đến bữa cơm ấm áp trong điệu then ngọt ngào, văn hóa Tày ở thung lũng Lâm Thượng (Lào Cai) đang được giữ gìn và lan tỏa bởi chính những người con quê hương.

'Sống chậm' ở bản Sưng

'Sống chậm' ở bản Sưng

Có một nơi mà thời gian như ngưng đọng. Bước chân vội vã nơi phố thị dường như chẳng thể len lỏi tới được. Ở đó, người ta sống với núi rừng, với gió và nụ cười mộc mạc thuần hậu. Nơi ấy là xóm Sưng, nằm nép mình dưới chân núi Biều, xã Cao Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Vùng đất Mù Cang Chải sở hữu bức tranh thiên nhiên cuốn hút với cảnh ruộng bậc thang hùng vỹ, núi đồi trập trùng và nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Giữa bức tranh hùng vỹ ấy, có chàng trai người Mông đã ấp ủ và hiện thực hóa giấc mơ lớn lao. Đó là Thào A Su, sinh năm 1994, ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, tỉnh Yên Bái (cũ), nay thuộc xã Púng Luông, tỉnh Lào Cai.

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những bản làng giữ gìn hồn quê, phát triển, xây dựng bền vững các homestay.

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Lào Cai tăng trưởng ấn tượng, thu hút hơn 8,7 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập, tỉnh Lào Cai mới được kỳ vọng tiếp tục trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc, hướng tới mục tiêu đón 16,5 triệu lượt du khách vào năm 2030.

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Đến với Hồ Thác Bà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được đi trên những con thuyền để ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước, thăm các nhà nổi nuôi cá lồng mà giờ đây còn được tận mắt ngắm nhìn, thu hái và thưởng thức những trái nho ngọt ngào.

Chạm vào bản Thái

Chạm vào bản Thái

Không ồn ào, nhưng lại đủ sâu lắng để chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai từng một lần ghé qua. Đó là bản Thái - điểm đến giữa lòng xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai. Nơi đây, mỗi mái nhà sàn, mỗi triền ruộng bậc thang, mỗi gương mặt người bản địa đều mang hơi thở của núi rừng và nhịp sống riêng biệt. Khi đến, bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn được chạm vào một miền văn hóa đang âm thầm tỏa hương.

fb yt zl tw