Bắc Hà bảo tồn văn hóa để phát triển du lịch bền vững

Huyện Bắc Hà đang tập trung xây dựng trở thành điểm du lịch đặc sắc và hướng đến là Khu Du lịch quốc gia. Phóng viên Báo Lào Cai đã có cuộc phỏng vấn ông Đặng Công Hải, Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà về lộ trình thực hiện mục tiêu này.

bh.jpg
Thị trấn Bắc Hà.
Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển

Phóng viên: Thưa ông, khi nói đến Bắc Hà là nói tới mảnh đất có nhiều danh thắng và bản sắc văn hóa tộc người độc đáo, vậy những giá trị này được bảo tồn và phát huy thế nào để phát triển kinh tế du lịch?

Ông Đặng Công Hải: Bắc Hà có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch tỉnh Lào Cai, được UBND tỉnh Lào Cai công nhận Khu du lịch cấp tỉnh năm 2019 và được xác định là trung tâm kết nối du lịch phía Đông của tỉnh, theo cung đường từ Khu Du lịch quốc gia Sa Pa - thành phố Lào Cai - Bắc Hà - Si Ma Cai - Mường Khương. Đây là cung đường du lịch giữa các huyện phía Tây Bắc của tỉnh Hà Giang với tỉnh Lào Cai.

Huyện đã tập trung triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2025, giai đoạn 2025 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, chú trọng thu hút các nhà đầu tư có tâm với Bắc Hà về hạ tầng các khu, điểm du lịch; từng bước nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng chất lượng cao, nhân lực về văn hóa, du lịch chuyên nghiệp; tăng cường xúc tiến quảng bá về điểm đến, thị trường khách và sản phẩm du lịch đáp ứng tiêu chuẩn du lịch bền vững; quan tâm xây dựng thương hiệu du lịch Bắc Hà gắn liền với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống độc đáo các dân tộc, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách.

b1.jpg
Chợ văn hóa Bắc Hà - điểm đến du lịch hấp dẫn.

Cùng với đó, huyện quan tâm sưu tầm, phục dựng để bảo tồn 4 lễ hội, nghi lễ truyền thống; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa - nghệ thuật của 5 dân tộc; duy trì, bảo tồn 8 nghề thủ công truyền thống.

Phóng viên: Để bản sắc văn hóa trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch, huyện Bắc Hà đã triển khai thực hiện như thế nào, thưa ông?

Ông Đặng Công Hải: Trong Đề án 05, ngày 31/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bắc Hà nhiệm kỳ 2020 - 2025 về phát triển văn hóa và phát triển du lịch đã xác định rõ sản phẩm du lịch đặc thù của các điểm du lịch vùng cao: Du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng; du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; du lịch sinh thái, nông nghiệp, làng nghề; du lịch thể thao mạo hiểm; du lịch sáng tạo, đô thị, ẩm thực, mua sắm.

b9.jpg
Đua ngựa Bắc Hà - nét đẹp văn hóa vùng cao.

Để thực hiện xây dựng các sản phẩm du lịch của đề án, huyện đưa ra nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, đó là: Lấy phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và của toàn dân trong bảo tồn các giá trị văn hóa, phát triển du lịch huyện Bắc Hà nhanh, mạnh, bền vững làm nội dung cốt yếu trong giải pháp này.

Lồng ghép các chương trình, đề án có liên quan nhằm tận dụng tối đa và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư thực hiện các nhiệm vụ của đề án; tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất về văn hóa, thể thao, du lịch và vui chơi giải trí phù hợp quy định của pháp luật.

Triển khai quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết thị trấn Bắc Hà thành thị trấn du lịch và các xã phụ cận thành vệ tinh gắn với trung tâm du lịch thị trấn Bắc Hà.

b2.jpg
Chất lượng phục vụ tại các homestay ngày càng được nâng cao.

Tập trung đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tăng cường đội ngũ cán bộ có chuyên môn hóa cao; đẩy mạnh hoạt động “tự đào tạo” trong đội ngũ cán bộ để xây dựng bộ máy và nguồn nhân lực ngành văn hóa, du lịch theo hướng chuyên nghiệp.

Ứng dụng phần mềm quản lý lưu trú khách du lịch tại các khu - điểm du lịch; số hóa dữ liệu lĩnh vực du lịch văn hóa (xây dựng cơ sở dữ liệu, hướng dẫn viên ảo, ứng dụng phần mềm du lịch thông minh…).

Đa dạng hóa công tác thông tin, tuyên truyền, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tuyên truyền, các loại hình tuyên truyền trong triển khai thực hiện đề án; tuyên truyền phổ biến sâu rộng, vận động Nhân dân, du khách tích cực, chủ động tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan, an ninh trật tự, ứng xử văn minh trong hoạt động văn hóa và du lịch.

b7.jpg
Bắc Hà có bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số độc đáo.
Trong ảnh: Du khách và người dân tham gia trò chơi ném pao tại Lễ hội Gầu tào.

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định về công tác quản lý hoạt động văn hóa, du lịch trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch và các thiết chế văn hóa cơ sở.

Phóng viên: Ông có thể chia sẻ thêm việc huyện xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mới?

Ông Đặng Công Hải: Với kỳ vọng xây dựng Bắc Hà trở thành điểm đến đặc sắc trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, đồng thời phát triển Bắc Hà trở thành Khu Du lịch quốc gia, ngày 6/12/2024, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 3262/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án “Phát triển huyện Bắc Hà trở thành điểm đến đặc sắc của tỉnh Lào Cai, khu vực Tây Bắc giai đoạn 2024 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trở thành Khu Du lịch quốc gia”.

b3.jpg
b4.jpg
Khách du lịch trải nghiệm khu trồng cây ăn quả ôn đới khi hoa nở rộ.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, du lịch Bắc Hà trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là bước đột phá về kinh tế. Bắc Hà trở thành điểm đến đặc sắc của tỉnh Lào Cai và khu vực Tây Bắc; thị trấn Bắc Hà thực sự trở thành trung tâm du lịch của vùng núi cao Đông Bắc tỉnh Lào Cai.

Tầm nhìn đến năm 2050, Bắc Hà trở thành điểm đến xanh và là Khu Du lịch quốc gia mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

b5.jpg
b.jpg
Khách du lịch trải nghiệm môn đánh quay của đồng bào dân tộc Mông.

Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đến năm 2030, Bắc Hà hoàn thiện việc xây dựng 5 sản phẩm du lịch đặc sắc riêng có của Bắc Hà, đó là: Sản phẩm du lịch cao nguyên trắng Bắc Hà; sản phẩm du lịch chợ phiên Bắc Hà; sản phẩm du lịch dinh thự cổ Hoàng A Tưởng Bắc Hà; sản phẩm du lịch đua ngựa truyền thống Bắc Hà; du lịch thể thao tổng hợp - Bac H’adventure.

Đây cũng chính là những sản phẩm mới cho du lịch Bắc Hà trong thời gian tới đây.

Phóng viên: Công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh rất quan trọng trong hoạt động du lịch, vậy huyện Bắc Hà triển khai như nào, thưa ông?

Ông Đặng Công Hải: Trong thời gian qua, hoạt động quảng bá du lịch Bắc Hà được đẩy mạnh thông qua các phương tiện truyền thông, nổi bật là xây dựng website du lịch Bắc Hà (bachatourism.com), thành lập fanpage Du lịch Bắc Hà với khoảng 3.300 người theo dõi; tổ chức sự kiện Festival cao nguyên trắng Bắc Hà, lễ hội đua ngựa truyền thống Bắc Hà, các giải thể thao… Các hoạt động còn được lồng ghép quảng bá qua sự kiện Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Lào Cai, trên Cổng thông tin du lịch tỉnh Lào Cai (dulichlaocai.vn), Cổng du lịch thông minh tỉnh Lào Cai (laocaitourism.vn), trang thông tin du lịch Tây Bắc (dulichtaybac.vn), tuyên truyền qua các cơ quan báo chí của tỉnh…

Bắc Hà đã xây dựng Bộ công cụ nhận diện thương hiệu du lịch để quảng bá du lịch địa phương.

b8.jpg
Khách du lịch nước ngoài trải nghiệm tại các lễ hội vùng cao đầu xuân ở Bắc Hà.

Trong giai đoạn tiếp theo, việc xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch được Bắc Hà xác định là một trong những nhiệm vụ của đề án phát triển huyện Bắc Hà trở thành điểm đến đặc sắc của tỉnh Lào Cai, tầm nhìn đến năm 2050 trở thành Khu Du lịch quốc gia.

Theo đó, huyện xúc tiến quảng bá tại các thị trường quan trọng, chú trọng liên kết chặt chẽ với các địa phương và các doanh nghiệp du lịch tại thành phố Lào Cai, Sa Pa và thành phố Hà Nội; tổ chức các đoàn Famtrip cho các công ty lữ hành và các đoàn Press trip để giới thiệu tài nguyên, kết nối các chương trình du lịch; nâng cấp website du lịch Bắc Hà hiện tại (bachatourism.com) theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và hấp dẫn, cung cấp đầy đủ thông tin của điểm đến; phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, cung cấp thông tin giới thiệu về hình ảnh du lịch Bắc Hà trên các trang thông tin điện tử, báo điện tử,…

Phóng viên: Vậy, huyện Bắc Hà có giải pháp cụ thể nào để hiện thực hóa đề án, thúc đẩy phát triển du lịch, thưa ông?

Ông Đặng Công Hải: Như đã đề cập ở trên, ngày 6/12/2024, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 3262/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án “Phát triển huyện Bắc Hà trở thành điểm đến đặc sắc của tỉnh Lào Cai, khu vực Tây Bắc giai đoạn 2024 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trở thành Khu Du lịch quốc gia”.

cl14.jpg
Chợ phiên - nét văn hóa độc đáo ở vùng cao Bắc Hà.

Trên cơ sở đó, huyện đang xây dựng thực hiện các nhóm giải pháp mang tính đồng bộ, đó là: Xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc và thương hiệu du lịch, trong đó tăng cường tuyên truyền về bảo tồn các giá trị di sản văn hóa cho người dân; chú trọng phát huy vai trò của phụ nữ và người dân tộc thiểu số trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện Bắc Hà; đẩy mạnh phát huy các giá trị di sản văn hóa thông qua tổ chức các sự kiện văn hóa - du lịch của huyện và tỉnh; ứng dụng công nghệ hiện đại để phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm hấp dẫn du khách.

b6.jpg
Truyền nghề dệt lanh cho thế hệ trẻ.

Khuyến khích, hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đạt tiêu chuẩn ASEAN. Ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho thông tin tuyên truyền, xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch đặc sắc của Bắc Hà, ứng dụng công nghệ hiện đại để quảng bá rộng rãi các sản phẩm du lịch đặc sắc của Bắc Hà; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, các đầu mối giao thông, trên các tờ rơi, tập gấp, sách giới thiệu, biển quảng cáo, hàng lưu niệm…

Cùng với đó, thu hút, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư; tổ chức quản lý nhà nước về du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; liên kết phát triển du lịch; đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch.

Huyện Bắc Hà cần sự vào cuộc phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành của tỉnh để hỗ trợ địa phương tập trung thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, xây dựng Bắc Hà trở thành điểm du lịch đặc sắc và hướng đến là Khu Du lịch quốc gia.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kết nối du lịch các tỉnh dọc sông Hồng

Kết nối du lịch các tỉnh dọc sông Hồng

Với vị trí điểm đầu - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, Lào Cai đã có nhiều sáng kiến, giải pháp để kết nối, thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước trải nghiệm du lịch lưu vực sông Hồng.

Đi chợ phiên Tây Bắc

Đi chợ phiên Tây Bắc

Cuối tháng 3, nhiều du khách vẫn tìm tới Tây Bắc trong chuyến du xuân bởi đây chính là thời điểm Tây Bắc bừng sáng với những sắc hoa rực rỡ. Vùng đất này ngoài khung cảnh nên thơ, con người dễ mến còn có những phiên chợ làm say đắm lòng người bởi những món ngon đặc sắc…

Khai thác nhiều hành trình du lịch trên vịnh Bái Tử Long

Khai thác nhiều hành trình du lịch trên vịnh Bái Tử Long

Ngày 29/3, tại Cảng tàu quốc tế Ao Tiên huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh diễn ra lễ khai trương các hành trình tham quan, du lịch vịnh Bái Tử Long. Đây là kết quả sau hơn 2 năm các bên liên quan tích cực chuẩn bị, đánh dấu bước đột phá về phát triển du lịch của Quảng Ninh.

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận: Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hết địa phận tỉnh Phú Thọ là tròn 1 tuần ngược sông Hồng, đi qua biết bao thắng cảnh, điểm du lịch hấp dẫn, làng nghề cổ xưa, chúng tôi có mặt ở Yên Bái để tiếp tục khám phá những di tích lịch sử, các điểm du lịch tâm linh và trải nghiệm du lịch chăm sóc sức khỏe.

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Từ ngày 1/3, du khách các nước Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ được miễn thị thực khi đến Việt Nam du lịch theo chương trình do công ty lữ hành tổ chức, nâng tổng số quốc gia được áp dụng chính sách này lên 30. Với những mục tiêu đầy tham vọng của ngành du lịch trong năm 2025, liệu chính sách này có đủ sức cạnh tranh với các nước láng giềng?

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sáng 23/3, UBND thị xã Sa Pa tổ chức Hội thảo “Phát triển kinh tế đêm Sa Pa – Thực trạng và giải pháp” nhằm đánh giá, nhận định tiềm năng cũng như tìm các giải pháp phát triển kinh tế đêm tại địa phương.

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

Thôn Múc, xã Thái Niên (Bảo Thắng) nổi danh với sản phẩm bưởi quả thơm ngon, đậm vị. Thời điểm này, hoa bưởi nở rộ, nhiều người dân các vùng lân cận tranh thủ đến các khu vườn để lưu lại khoảnh khắc đẹp cùng hoa.

Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Trên hành trình ngược dòng sông mẹ, chúng tôi dành trọn 2 ngày ở Hà Nội vì mảnh đất này có quá nhiều địa điểm có thể trải nghiệm, khám phá. Sau ngày đầu tiên tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng và lang thang phố cổ, chúng tôi quyết định trải nghiệm một đêm cắm trại bên bờ sông Hồng.

fb yt zl tw