[Ảnh] Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” cho phụ nữ vùng cao Si Ma Cai

Nhằm góp phần xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng, cùng những tập tục văn hóa có hại và giải quyết một số vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, thời gian qua, Hội Phụ nữ huyện Si Ma Cai đã triển khai tổ chức các buổi tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, hướng đến phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số ở các thôn, tổ dân phố đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện.

Triển khai thực hiện Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi", Hội Phụ nữ huyện Si Ma Cai đã tổ chức nhiều buổi truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em.

IMG_1231.JPG
Hội Phụ nữ huyện Si Ma Cai tổ chức Chiến dịch truyền thông “Cải tạo phong tục, tập quán lạc hậu” tại xã Lùng Thẩn thu hút hội viên phụ nữ và đông đảo người dân tham gia.
1.jpg
Cán bộ Hội Phụ nữ huyện trực tiếp đến các thôn, bản đặc biệt khó khăn để thực hiện công tác tuyên truyền nhằm "thay đổi nếp nghĩ, cách làm" cho chị em phụ nữ.
2.jpg
Hình thức tuyên truyền bằng hình ảnh giúp chị em phụ nữ dễ hiểu. Qua đó từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đời sống của hội viên phụ nữ các thôn đặc biệt khó khăn dần khởi sắc. Chị em phụ nữ chăm chỉ chỉnh trang, dọn dẹp nhà cửa và đường làng, ngõ xóm sạch, đẹp.
10.jpg
Những tuyến đường trục thôn được vệ sinh thường xuyên.
4.jpg
7.jpg
Hướng dẫn chị em phụ nữ vệ sinh nhà cửa, sắp xếp căn bếp gọn gàng, ngăn nắp.
5.jpg
Cán bộ Hội Phụ nữ huyện Si Ma Cai hướng dẫn chị em phụ nữ về thực hiện nếp sống vệ sinh. Trước đây, người Mông hạn chế giặt quần áo, một năm thường giặt 1 – 2 lần vì sợ quần áo nhanh hỏng. Từ khi được tuyên truyền, tập quán này đã được thay đổi, quần áo được giặt hàng ngày, phơi dưới trời nắng để đảm bảo vệ sinh.
9.jpg
Tuyên truyền chị em phụ nữ sử dụng nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt.
z5739356217351_ce3022f28764088d2b7945fcedd30e97.jpg
12.jpg
Tại xã Sán Chải, định kiến giới đã được hạn chế, bước đầu xây dựng bình đẳng giới trong gia đình. Vợ chồng đã biết chia sẻ việc nhà, cùng nhau chăm sóc con cái; nạn bạo lực gia đình đã giảm rõ rệt; việc trong gia đình đều được vợ chồng cùng bàn bạc và đưa ra quyết định, nâng cao tiếng nói của phụ nữ.
Trong ảnh: Vợ chồng anh Ma Seo Dì và chị Giàng Thị Sơn ở thôn Seo Khái Hóa chia sẻ việc nhà và giáo dục con cái.
6.jpg
Với những thay đổi trên, phụ nữ Si Ma Cai ngày càng tự tin, chủ động và tích cực tham gia vào hoạt động xã hội, có điều kiện giao lưu, học hỏi, từng bước làm chủ cuộc sống của mình.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Ngày 4/7, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC cho biết, 230 trung tâm VNVC trên toàn quốc đã triển khai tiêm vaccine não mô cầu thế hệ mới MenACYW. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, vaccine phòng não mô cầu được chỉ định tiêm cho người lớn từ 56 tuổi trở lên.

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

fb yt zl tw