Ảnh hưởng của bão số 3 khiến 118 người chết, ước thiệt hại hơn 3.200 tỷ đồng

Do chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), từ đêm mùng 7 đến ngày 11/9, trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to trên diện rộng. Mưa, lũ gây ngập sâu trên diện rộng làm thiệt hại rất nghiêm trọng về người, sản xuất nông nghiệp và hạ tầng cơ sở; làm gián đoạn hoạt động xã hội ở vùng thiên tai. Theo thống kê sơ bộ, thiệt hại do mưa bão gây ra trên địa bàn tỉnh Lào Cai là hơn 3.200 tỷ đồng.

1234.png

Theo thống kê của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, mưa lũ đã ảnh hưởng tới 252 người, trong đó 118 người chết (Sa Pa 9; Văn Bàn 2; Bắc Hà 21; Si Ma Cai 7; Bát Xát 15; Bảo Yên 64); 50 người bị mất tích (Bát Xát 2; Bắc Hà 13; Bảo Yên 35); 84 người bị thương (thị xã Sa Pa 17; Bát Xát 10, Bắc Hà 17; Si Ma Cai 10; Bảo Yên 30).

Tìm kiếm Bắc Hà.jpg
Nỗ lực tìm kiếm nạn nhân mất tích do mưa lũ.

Mưa lũ khiến 13.547 nhà ở bị ngập nước, sạt lở, lũ cuốn trôi, trong đó, thiệt hại hoàn toàn (thiệt hại trên 70%) là 912 nhà; thiệt hại rất nặng (50% - 70%) là 1.017nhà; thiệt hại nặng (30% - 50%) là 2.821 nhà; thiệt hại 1 phần (dưới 30%) là 2.493 nhà. Ngoài ra, có 5.634 nhà bị ngập nước, 670 nhà hư hỏng công trình phụ trợ.

Ngày 14/9, nước đã rút hết, các hộ bị ngập, lụt thiệt hại nhẹ cơ bản đã trở lại nơi ở. Việc dọn dẹp, gia cố nhà ở, vệ sinh môi trường được thực hiện khẩn trương. Các hộ bị ảnh hưởng do ngập lụt, thiệt hại dưới 30% đã cơ bản khắc phục xong. Các hộ thiệt hại nặng đang tiếp tục sửa chữa. Các hộ bị sập nhà, mất nhà đã được bố trí ở nhờ nhà người thân, ở các khu kết hợp tránh trú cộng đồng (trụ sở, trạm y tế, trường học, nhà văn hoá...), được cung cấp thực phẩm, nước uống, nhu yếu phẩm thiết yếu, đảm bảo không có người dân bị thiếu, đói do mưa lũ.

Hiện nay, có 132 thôn/25 xã các phương tiện giao thông chưa đi lại được bình thường do sạt lở gây ách tắc giao thông.

Cụ thể, trên các tuyến QL 4, 4D, 4E, 279 sạt ta luy dương 479 vị trí, sạt ta luy âm 43 vị trí, 28 vị trí hư hỏng mặt đường, nhiều điểm đất bùn tràn mặt đường, rãnh dọc gây ách tắc 71 vị trí; đến nay đã khắc phục 68 vị trí, 3 vị trí đang tiếp tục xử lý đảm bảo giao thông bước 1.

Các tuyến tỉnh lộ từ 151 - 162 sạt ta luy dương 536 vị trí, sạt ta luy âm 50 vị trí, hư hỏng mặt đường 23 vị trí, còn 9 điểm ách tắc đang tiếp tục xử lý đảm bảo giao thông.

Các tuyến đường do huyện, xã quản lý bị sạt lở, hư hỏng 926 tuyến, sạt ta luy dương 2.024 vị trí, sạt ta luy âm 176 vị trí ; ngập úng cục bộ, ách tắc 629 điểm; đến nay còn 75 điểm ách tắc. Các địa phương đang tiếp tục khắc phục.

sửa chữa các tuyến đường.jpg
Nhiều tuyến đường bị hư hỏng nặng, các phương tiện chưa thể di chuyển.

Các công trình thủy lợi, nước sạch cũng bị hư hỏng nặng sau mưa lũ, trong đó có 159 công trình thủy lợi,156 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn bị ảnh hưởng, thiệt hại. Có nhiều hệ thống công trình cấp nước tại các địa phương xảy ra thiên tai đang dừng hoạt động, nguồn nước dùng sinh hoạt của người dân bị gián đoạn, ô nhiễm và thiếu nước trên diện rộng.

Có 21 trạm, phòng khám, bệnh viện bị ngập lụt, cuốn trôi một số điểm, trong đó có trạm y tế thiệt hại không tổ chức khám - chữa bệnh được; có 110 điểm trường bị ảnh hưởng, thiệt hại; có 12 nhà văn hóa bị ngập lụt, sạt lở đất; 6 trụ sở UBND xã, huyện bị hư hỏng, ảnh hưởng.

Về viễn thông, có 938 tuyến cáp đứt, bị ảnh hưởng; đã khắc phục cơ bản, còn lại 59/938 tuyến cáp bị đứt đang khắc phục; 1.221 trạm BTS (trạm thu phát sóng) bị ảnh hưởng, hiện còn 70/1.221 trạm bị ảnh hưởng mất liên lạc. Toàn tỉnh còn 6 xã bị mất sóng di động của cả 3 nhà mạng (A Lù - Bát Xát; Bản Liền - Bắc Hà; Vĩnh Yên, Tân Tiến, Xuân Hòa, Nghĩa Đô - Bảo Yên). Các huyện Bảo Thắng, Mường Khương, Sa Pa đã khắc phục xong toàn bộ các trạm phát sóng. Tại Phúc Khánh - Bảo Yên; Bản Cái, Nậm Lúc - Bắc Hà hiện khắc phục theo phương án phát sóng trạm 4G theo công nghệ, tần số mới nên chỉ phục vụ được một số khu vực, không roaming được sóng 2G. Ước tổng thiệt hại trong lĩnh vực viễn thông lên tới hơn 65 tỷ đồng.

tìm kiếm.jpg
Các lực lượng vẫn nỗ lực ngày đêm tìm kiếm nạn nhân bị mất tích

Về điện, đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 55 xã, phường, thị trấn bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu cơn bão số 3, trong đó còn 16 xã chưa đóng điện trở lại và chưa thể xác định được giá trị thiệt hại.

Mưa lũ cũng khiến gần 2.900 ha lúa, hơn 1.500 ha ngô, hoa màu và hàng nghìn héc ta cây trồng khác; gần 350 ha ao nuôi cá; gần 35.000 con gia súc và gần 32.000 con gia cầm bị thiệt hại; 229 chuồng trại bị hư hỏng.

Nhiều thiệt hại khác về ô tô, xe máy bị ngập, lũ cuốn trôi, đồ dùng gia đình, thiết bị điện bị hư hỏng...

Về công tác cứu hộ, cứu nạn, từ ngày 8 đến hết ngày 14/9 tìm thấy nhiều thi thể nạn nhân và tổ chức bàn giao cho gia đình nạn nhân đưa về mai táng theo phong tục địa phương. Lực lượng chức năng cũng đã đưa người bị thương đến cấp cứu, chữa bệnh miễn phí tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện. Hiện các lực lượng vẫn nỗ lực ngày đêm tìm kiếm nạn nhân bị mất tích.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; Hội Chữ thập đỏ tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; nhiều sở, ngành khác đã kết nối, liên hệ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đến hỗ trợ cho các địa phương, người dân vùng bị thiên tai. Các đoàn công tác của Trung ương, của tỉnh, các địa phương đã tổ chức nhiều đoàn thăm, động viên, giúp đỡ gia đình bị thiệt hại.

Hiện nay mưa đã tạnh, nước tại một số sông, suối đã rút, tuy nhiên nguy cơ sạt lở vẫn còn, nhiều nạn nhân bị mất tích vẫn chưa được tìm thấy. Các cơ quan có liên quan và các địa phương đang tiếp tục huy động lực lượng tổ chức tìm kiếm người bị mất tích; tuyên truyền người dân trước khi quay về nhà cần kiểm tra việc an toàn điện, vệ sinh môi trường và các điều kiện khác đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không cho người dân trở về nhà tại các khu vực đã sụt sạt gây nghiêng, đổ nhà nhằm tránh tối đa thiệt hại về người. Tiếp tục bố trí nới tránh trú, chỗ ăn, nghỉ cho các hộ mất nhà ở. Cùng với đó, các địa phương khẩn trương kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ sụt, sạt cao, khu vực xảy ra lũ ống, lũ quét phát sinh mới sau cơn bão số 3 để triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó kịp thời...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xung quanh câu chuyện từ thiện

Xung quanh câu chuyện từ thiện

Những ngày này, người dân vùng lũ Lào Cai đang được đón nhận tình cảm, sự sẻ chia của hàng vạn tấm lòng hảo tâm đến ủng hộ giúp đỡ bằng tiền, hàng hóa, nhu yếu phẩm khác. Sự hỗ trợ kịp thời đó rất quan trọng, góp phần giúp người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu, sớm ổn định, bắt tay tái thiết cuộc sống mới. Vậy nhưng xung quanh câu chuyện từ thiện vẫn còn đâu đó đôi điều băn khoăn, trăn trở.

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

Từ ngày 16/9, học sinh lớp 1C, lớp 2C tại Điểm trường Làng Nủ đã chuyển đến ở bán trú và học tập tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên) để đảm bảo an toàn. Nhiều em trở lại lớp với gương mặt vẫn còn hoảng sợ vì trận lũ kinh hoàng đã vĩnh viễn cướp đi sinh mạng của người thân, bạn bè.

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang: Nhận nuôi trẻ em mồ côi ở Làng Nủ là một hành trình lâu dài

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang: Nhận nuôi trẻ em mồ côi ở Làng Nủ là một hành trình lâu dài

Khi nghe tin dữ từ bản Làng Nủ, thầy giáo Nguyễn Xuân Khang đã không thể cầm được nước mắt. Những đứa trẻ gặp nạn chỉ bằng tuổi cháu thầy. "Phải làm gì để nguôi ngoai? Thế là nghĩ ra cách có thể làm: Nhận 'nuôi' các cháu còn sống sót, bù đắp cho các con để các con được ấm no và học hành tử tế". Nhưng thầy Khang cũng nhấn mạnh: Đó là một hành trình còn rất lâu dài và sẽ được bắt đầu bằng những việc làm cụ thể nhất.

[Ảnh] Vùng lũ Cốc Lầu ngân vang tiếng học bài

[Ảnh] Vùng lũ Cốc Lầu ngân vang tiếng học bài

Sau trận mưa lũ lịch sử, cùng với việc nhanh chóng tìm kiếm, cứu nạn những người mất tích, từng bước khắc phục thiên tai, vùng lũ xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) nỗ lực đưa học sinh các thôn đến trường. Đặc biệt, các em học sinh thôn Kho Vàng - nơi chịu nhiều ảnh hưởng cũng đã được đến trường học tập.

Trung thu ấm áp cho bệnh nhi vùng lũ

Trung thu ấm áp cho bệnh nhi vùng lũ

Trung thu năm nay, vầng trăng ở trên trời cao vẫn sáng tròn vành vạnh, nhưng vầng trăng trong lòng nhiều em nhỏ sau thiên tai đã khuyết một phần. Những trận sạt lở đất đã khiến nhiều em nhỏ mang những tổn thương về sức khỏe và tinh thần. Các cấp, các ngành, nhà hảo tâm đã chung tay, mang đến những phần quà ý nghĩa, trở thành nguồn động viên tinh thần ý nghĩa cho các em.  

Khi nhà văn hóa trở thành nơi ở

Khi nhà văn hóa trở thành nơi ở

Trước tình hình mưa lớn kéo dài, nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, phường Nam Cường, thành phố Lào Cai đã tổ chức sơ tán các hộ dân đến nơi an toàn, trong đó nhà văn hóa trở thành nơi cư trú "bất đắc dĩ" của nhiều hộ.

Các địa phương có mưa về đêm, cảnh giác với sạt lở đất

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (17/9): Các địa phương có mưa về đêm, cảnh giác với sạt lở đất

Theo dự báo của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Lào Cai, đêm nay và ngày mai, chịu ảnh hưởng của rìa phía Bắc dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung Trung Bộ, nên thời tiết các địa phương trong tỉnh: Mây thay đổi, đêm có mưa, mưa rào và dông rải rác, có nơi mưa vừa, mưa to. Ngày trời nắng, gió nhẹ. Vùng cao đêm về sáng trời lạnh, vùng núi cao trời rét.

[Ảnh] Cận cảnh chó nghiệp vụ “tác nghiệp” tại Nậm Tông

[Ảnh] Cận cảnh chó nghiệp vụ “tác nghiệp” tại Nậm Tông

Ngay sau khi chó nghiệp vụ được đưa đến hiện trường tham gia tìm kiếm người mất tích do sạt lở đất tại xóm Bản Cái, thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc (huyện Bắc Hà) tiến độ tìm kiếm đã được đẩy nhanh, trong chiều hôm nay (17/9) đã tìm thêm được 1 thi thể người mất tích.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế

Ngày An toàn người bệnh thế giới (17/9): Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế

Ngày An toàn người bệnh thế giới (17/9) hằng năm nhằm thúc đẩy sự đoàn kết và hành động để thúc đẩy an toàn bệnh nhân. Mỗi năm, một chủ đề mới sẽ được Tổ chức Y tế thế giới lựa chọn để giải quyết một lĩnh vực quan trọng trong an toàn bệnh nhân cần được chú ý khẩn cấp. Năm 2024, chủ đề được lựa chọn là “Cải thiện chẩn đoán để đảm bảo an toàn bệnh nhân”, khẳng định vai trò thiết yếu của việc chẩn đoán chính xác và kịp thời trong việc đảm bảo an toàn cho người bệnh.

fbytzltw