Ấn tượng phiên chợ vùng cao Sín Chéng ở Lào Cai

Phiên chợ vùng cao xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai từ lâu đã trở thành nơi bà con buôn bán, giao lưu hàng hóa nông sản; nơi gặp gỡ, tham quan trải nghiệm của du khách thập phương.

Chợ phiên Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai được họp vào ngày thứ 4 hằng tuần.

Nhộn nhịp chợ phiên Sín Chéng

Để đến chợ phiên Sín Chéng thuận tiện nhất, chúng tôi chọn di chuyển bằng xe máy cá nhân từ TP. Lào Cai theo quốc lộ 70 rồi tới thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà khoảng hơn 70 km.

Từ thị trấn Bắc Hà, chúng tôi đi thẳng đến trung tâm thị trấn Si Ma Cai. Tiếp theo đó, di chuyển thêm khoảng 10 km nữa để tới chợ phiên Sín Chéng.

Chợ phiên Sín Chéng nằm ở trung tâm xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Chợ được họp vào thứ 4 hằng tuần. Chợ là nơi hội tụ của nhiều đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện Si Ma Cai và các huyện khác của tỉnh Lào Cai đến giao lưu, trao đổi, buôn bán.

Cây chổi được làm bằng cây mía do bà con huyện Si Ma Cai (Lào Cai) trồng trên nương mang ra chợ bán.

Ngay dọc đường vào chợ, ấn tượng với chúng tôi đó là những cây chổi khá lạ, vào chợ biết bao nhiêu nông sản, vật nuôi được bà con bày bán.

Đặc biệt không thể kể đến những con chim hoạ mi hót líu lo níu kéo du khách, người yêu thích loài chim này tới xem.

Những con chim hoạ mi hót líu lo tại chợ phiên Sín Chéng.

Bà Giàng Thị Mỏ, đến từ xã Nàn Sín, huyện Si Ma Cai, chia sẻ: Một tuần chợ phiên chỉ họp một lần thôi, nên tôi đã lặn lội đường xa đi từ sáng sớm tinh mơ để đến chợ phiên thật sớm.

Nay tôi ra chợ phiên, tôi mang những cây chổi độc đáo làm khá công phu từ những bông cây mía địa phương do bà con trồng trên nương lúa, ngô. Giá bán một cây chổi này là 50 nghìn đồng đấy, mang về dùng bền lâu lắm.

Mỗi dịp chợ phiên, bà con lại ngồi lại với nhau uống bát rượu ngô kể cho nhau nghe về câu chuyện làm kinh tế...

Theo bà Mỏ, ở vùng cao này cây chít hiếm lắm nên bà con ở đây chủ yếu trồng cây mía nương (tiếng Mông gọi là cúa dua) để lấy bông về làm cây chổi. Cây chổi này làm khá kỳ công, bởi cán chổi được đan rất cẩn thận, mất khoảng một tiếng đồng hồ mới xong 1 cái. Mỗi lần ra chợ phiên, bà Mỏ bán được từ 20 - 50 cái chổi mía.

Tới chợ phiên Sín Chéng, du khách, người dân còn được trải nghiệm những nét đẹp văn hoá đặc sắc của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Chợ phiên cũng là dịp để bà con nhân ngồi lại với nhau ăn bát phở, uống chén rượu ngô thơm nồng chia sẻ câu chuyện làm ăn, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh... sau bao ngày lao động vất vả trên nương rẫy.

Trang phục dân tộc Mông tại chợ phiên mang đậm bản sắc vùng cao Si Ma Cai.

Đến chợ phiên Sín Chéng thưởng thức ẩm thực dân tộc

Bên cạnh đó, người dân đi từ sáng sớm tới phiên chợ còn tranh thủ thời gian thưởng thức món cơm trộn mèn mén, một món ăn truyền thống có từ thời xa xưa của đồng bào Mông.

Bà Sùng Thị Sua, xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai (Lào Cai) bảo: Cơm trộn mèn mén món ăn đặc trưng yêu thích của đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai. Đặc biệt là đồng bào Mông chúng tôi, từ thời xa xưa kinh tế, xã hội khó khăn, chủ yếu ăn mèn mén thôi.

Giờ kinh tế phát triển, đường giao thông đi lại thuận tiện không phải dùng ngựa thồ hàng hoá xuống chợ phiên như ngày xưa nữa. Thế nhưng món mèn mén trộm cơm vẫn không thể thiếu tại chợ phiên này.

Cùng với đó, người dân, du khách tranh thủ thưởng thức những món ăn đặc sản của vùng cao như thắng cố, phở...

Nổi bật trong những sản phẩm tại chợ phiên không thể thiếu những bộ áo, váy Mông mang đậm bản sắc vùng cao Si Ma Cai. Những nông sản địa phương do chính người nông dân trồng mang ra chợ bán dịp chợ phiên.

Những thổ cẩm trang phục dân tộc được chị em phụ nữ đồng bào Mông thêu.

Ông Vàng A Vảng, Bí thư Đảng uỷ xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai cho biết: Năm 2000, sau khi được Nhà nước đầu tư cơ sở, vật chất chợ trung tâm xã Sín Chéng, chợ phiên Sín Chéng đã được mở vào ngày thứ 4 hàng tuần.

Sau hơn 20 năm đi vào hoạt động, chợ phiên Sín Chéng không chỉ là nơi giao lưu hàng hoá nông sản của bà con trong vùng, nơi gặp gỡ của những đôi trai gái dắt ngựa xuống chợ mà chợ phiên Sín Chéng còn trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Theo ông Vàng A Vảng, chợ phiên Sín Chéng có rất nhiều đặc sản mang đậm bản sắc văn hoá của bà con địa phương, như: Khu bày bán trâu, bò, ngựa; gà đen bản địa, lợn cắp nách, vịt bản; chim hoạ mi; ớt nhăn, ớt chuông dài; cà tím; các loại rau, củ quả... Đây đều là những sản phẩm nông sản do bà con trồng trọt, chăn nuôi mang ra chợ bán.

Chợ phiên Sín Chéng không chỉ là nơi giao lưu hàng hoá của người dân mà còn là điểm đến của du khách quốc tế.

Chị Nguyễn Thị Lan, du khách đến từ Hà Nội, chia sẻ: Tôi lên du lịch ở vùng cao Si Ma Cai lần nào cũng phải ghé thăm chợ phiên Sín Chéng. Đây là một trong những chợ phiên thu hút đông đảo người dân, du khách. Chúng tôi tới đây, vì muốn mua những nông sản sạch của bà con để mang về làm quà...

Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, để chợ phiên Sín Chéng đi vào hoạt động hiệu quả, cùng với sự tuyên truyền nâng cao ý thức cho bà con giữ gìn vệ sinh môi trường. Xã Sín Chéng đã thành lập tổ quản lý chợ để thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn bà con bán hàng.... đúng nơi quy định.

Chợ phiên Sín Chéng là dịp để mọi người dân phô diễn bản sắc của dân tộc mình bằng các loại trang phục, món ăn truyền thống, những tiếng sáo vi vu... Nơi đây đã trở thành điểm đến hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho du khách.

Theo Dân Việt

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng lượt "check-in" cho du lịch mạo hiểm

Tăng lượt "check-in" cho du lịch mạo hiểm

Việt Nam vừa được vinh danh là “Điểm đến hàng đầu châu Á”, “Điểm đến di sản hàng đầu châu Á 2024” và “Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á 2024” cùng nhiều giải thưởng danh giá. Các giải thưởng này tiếp tục mở ra cơ hội vàng cho du lịch Việt Nam, trong đó có du lịch mạo hiểm đang ngày càng trở nên ăn khách.

Nhà nước giữ vai trò kiến tạo trong phát triển du lịch xanh

Nhà nước giữ vai trò kiến tạo trong phát triển du lịch xanh

Ngày 5/9, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 18 năm 2024 (ITE HCMC 2024), Diễn đàn Du lịch cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh, du lịch Net Zero - Kiến tạo tương lai” đã được diễn ra nhằm thảo luận và đề xuất các biện pháp tăng cường chuyển đổi xanh, thúc đẩy phát triển Net Zero cho cộng đồng doanh nghiệp du lịch Việt Nam.

Hội chợ ITE HCMC 2024: Cụ thể hóa cam kết giảm phát thải bằng 0 của Việt Nam

Hội chợ ITE HCMC 2024: Cụ thể hóa cam kết giảm phát thải bằng 0 của Việt Nam

Sáng nay (5/9), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND TP.HCM phối hợp tổ chức lễ khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế TP.HCM - ITE HCMC 2024. Với chủ đề “Du lịch bền vững - Kiến tạo tương lai”, sự kiện hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường tự nhiên và văn hoá, cụ thể hoá cam kết của Việt Nam trong giảm phát thải bằng 0.

Du lịch từ di tích lịch sử cách mạng

Du lịch từ di tích lịch sử cách mạng

Cùng các di sản được UNESCO vinh danh, trong những năm qua các địa danh lịch sử cách mạng đang trở thành những “địa chỉ đỏ” thu hút du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vẫn còn nhiều dư địa bởi các địa phương chưa khai thác hết tiềm năng, chưa tạo cho du khách những trải nghiệm chân thực và ấn tượng tại các điểm đến...

[Ảnh] Đón Tết Độc lập trên đỉnh Ngải Thầu

[Ảnh] Đón Tết Độc lập trên đỉnh Ngải Thầu

Thời tiết thuận lợi trong những ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, bên cạnh Khu du lịch quốc gia Sa Pa thu hút đông du khách, nhiều điểm du lịch cộng đồng, các địa điểm trải nghiệm nguyên sơ cũng được người dân và du khách lựa chọn nghỉ lễ. Trong đó, xã Y Tý (huyện Bát Xát) là một trong những điểm đến hấp dẫn. 

fbytzltw