Ăn thịt lợn chết, một người đàn ông rơi vào tình trạng nguy kịch

Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai vừa tiếp nhận bệnh nhân Hà Văn H., 55 tuổi (huyện Văn Bàn) sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, nguy cơ tử vong cao sau khi ăn thịt lợn chết.

Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, 20 giờ ngày 30/5, bệnh nhân ăn thịt lợn chết được nuôi tại nhà đã nấu chín với số lượng ít. Sau ăn khoảng 6 giờ, bệnh nhân xuất hiện nôn nhiều, tiêu chảy ra nước liên tục, hoa mắt, chóng mặt. Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, ngộ độc thức ăn; được xử lý truyền dịch vận mạch và chuyển tuyến đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai.

Quá trình khám và theo dõi bệnh nhân cho thấy bệnh nhân tỉnh, mệt, khó thở, da tái lạnh, mắt trũng, khát nước, tim nhịp nhanh… Bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, rối loạn cân bằng nước điện giải và thăng bằng kiềm toan, suy hô hấp không phân loại nơi khác tiêu chảy, rối loạn chức năng, nhiễm trùng huyết không xác định, hẹp van ba lá, nhiễm độc thức ăn do độc tố của vi khuẩn xác định khác.

Benh-nhan-soc-nhiem-khuan-suy-da-tang.jpg
Bệnh nhân được chăm sóc tích cực tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, thở máy, chuyển lọc máu. Qua 3 ngày điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh nhân vẫn diễn biến bệnh nặng, nguy cơ tử vong cao.

Bác sỹ chuyên khoa I Trương Ngọc Dũng, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh khuyến cáo người dân không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề, đặc biệt là thức ăn từ động vật chết không rõ nguyên nhân, bởi tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro có thể nguy hiểm đến tính mạng; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn. Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phòng tránh cúm trong thời điểm giao mùa

Phòng tránh cúm trong thời điểm giao mùa

Hiện đang là thời điểm giao mùa Đông - Xuân, với độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội đầu năm gia tăng cũng làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, nhất là dịch cúm.

[Ảnh] Bên trong bệnh viện hiện đại nhất Lào Cai chuẩn bị khánh thành

[Ảnh] Bên trong bệnh viện hiện đại nhất Lào Cai chuẩn bị khánh thành

Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh giai đoạn 2 đang gấp rút hoàn thiện những hạng mục cuối để khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025). Dự án đi vào hoạt động sẽ nâng tổng số giường bệnh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh lên 1.100 giường, đứng top đầu các bệnh khu vực miền núi phía Bắc.

Cúm vượt qua Covid-19 trở thành căn bệnh đường hô hấp nguy hiểm nhất ở California, Mỹ

Cúm vượt qua Covid-19 trở thành căn bệnh đường hô hấp nguy hiểm nhất ở California, Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, lần đầu tiên kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, bệnh cúm đã vượt qua Covid-19 để trở thành căn bệnh đường hô hấp gây tử vong nhiều nhất ở bang California (Mỹ), khiến các bệnh viện phải vật lộn với số lượng bệnh nhân quá tải trong bối cảnh các ca bệnh cúm gia tăng.

[Infographic] Chủ động phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp

[Infographic] Chủ động phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp

Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp như cúm và sởi. Các địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang tăng cường thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Các địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi

Các địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trên cả nước khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức ngay chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 trên địa bàn ngay sau khi vaccine được cung ứng, không để muộn quá một tháng kể từ khi nhận được vaccine theo kế hoạch và báo cáo kết quả theo quy định.

Đảm bảo có đủ thuốc điều trị cúm

Đảm bảo có đủ thuốc điều trị cúm

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị Sở Y tế các địa phương, các bệnh viện, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc về việc đảm bảo cung ứng thuốc điều trị bệnh cúm.

fb yt zl tw