AI đọc được cuộn giấy cháy trong trận núi lửa 2.000 năm trước

Các nhà nghiên cứu sử dụng AI để nhận diện các chữ trong cuộn giấy cói cháy đen do vụ phun trào núi lửa Vesuvius năm 79.

Quét tia laser trên một cuộn giấy cói Herculaneum đã bị carbon hóa.

Ngày 5/2, ban tổ chức cuộc thi "Thử thách Vesuvius" đã trao giải thưởng trị giá 700.000 USD cho 3 nhà nghiên cứu về thành tựu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giải mã thông tin trong cuộn giấy 2.000 năm tuổi bị cháy sém trong vụ phun trào núi lửa Vesuvius, chôn vùi thành phố La Mã cổ đại Pompeii.

Theo ban tổ chức, tuyển tập giấy cói Herculaneum gồm khoảng 800 cuộn giấy cói Hy Lạp đã bị carbon hóa trong vụ phun trào núi lửa năm 79 sau Công nguyên.

Những cuộn giấy này hiện được lưu giữ tại Viện Institut de France ở thủ đô Paris (Pháp) và Thư viện quốc gia Naples (Ý). Chúng trông như những khúc gỗ cứng, đã bị hư hỏng nặng và thậm chí có thể vỡ vụn nếu được mở ra.

Ban tổ chức cuộc thi "Thử thách Vesuvius" đã tiến hành quét CT có độ phân giải cao đối với 4 cuộn giấy trong số này và đưa ra các giải thưởng với trị giá tổng cộng 1 triệu USD để thúc đẩy các nghiên cứu liên quan.

Những người đoạt giải thưởng nêu trên là nghiên cứu sinh tiến sĩ Youssef Nader ở Berlin (Đức), thực tập sinh Luke Farritor tại Công ty SpaceX (Mỹ) và nhân viên ngành robot người Thụy Sĩ Julian Schilliger.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng AI để giúp phân biệt mực với giấy cói và tìm ra những chữ cái Hy Lạp vốn đã bị mờ và gần như không thể đọc được thông qua nhận dạng mẫu. Trong thử thách này, họ phải giải mã 4 đoạn văn bản có ít nhất 140 ký tự, trong đó ít nhất 85% ký tự có thể phục hồi được.

Ông Robert Fowler - chủ tịch Hiệp hội Herculaneum - đánh giá một số văn bản này có thể viết lại hoàn toàn lịch sử trong các thời kỳ quan trọng của thế giới cổ đại.

Năm ngoái, anh Luke Farritor đã giải mã thành công từ đầu tiên trong 1 cuộn giấy cói cổ đại và từ này trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "màu tím". Theo các nhà tổ chức, cho đến thời điểm này, mới chỉ có 5% số ký tự trên cuộn giấy này được giải mã.

Thành phố cổ Pompeii là di sản thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận, thuộc một trong những địa điểm du lịch hàng đầu tại Ý.

Hơn 2.000 năm trước, bên bờ Địa Trung Hải, Pompeii là một thành phố sầm uất thời đế quốc La Mã cực thịnh với khoảng 20.000 dân, nổi tiếng với sản phẩm dầu ô liu, nho. Cách thành phố chưa đầy 10 km là ngọn núi lửa hùng vĩ Vesuvius.

Vào năm 79 sau Công nguyên, núi lửa Vesuvius đã phun trào và phá hủy thành phố Pompeii chỉ trong một đêm.

Sau đó, thành phố cổ Pompeii đã được khôi phục và trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng, thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm. Nơi đây cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu về lịch sử và văn hóa cổ đại của Ý nói riêng và châu Âu nói chung.

Theo báo Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

Cơ hội để báo chí tìm lối đi trong thời đại số

Cơ hội để báo chí tìm lối đi trong thời đại số

Báo chí Việt Nam và thế giới đang trải qua một cuộc chuyển mình mạnh mẽ chưa từng có về phương thức, cách thức làm nghề. Công nghệ phát triển như vũ bão, đặc biệt là mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội.

fb yt zl tw