91 bộ phim dự thi tại Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXIII

Họp báo Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXIII đã diễn ra ngày 30/10 tại Hà Nội dưới dự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cùng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S.

Theo đó, Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXIII sẽ diễn ra từ ngày 21 - 25/11 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng với khẩu hiệu "Xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam giàu bản sắc dân tộc, hiện đại và nhân văn".

Đây là lần đầu tiên thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đăng cai tổ chức Liên hoan Phim trùng với dịp "thành phố ngàn hoa" chào mừng kỷ niệm 130 năm thành lập. Sự kiện đem tới cơ hội thuận lợi để Lâm Đồng giới thiệu tới du khách, bạn bè về thành phố Đà Lạt xinh đẹp, mộng mơ với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, khí hậu ôn hòa, con người thân thiện, mến khách. Đây cũng là một điểm đến lý tưởng với du khách...

Theo Ban tổ chức, từ 31 phim truyện điện ảnh, 82 phim tài liệu, 23 phim khoa học, 43 phim hoạt hình đăng ký tham dự, Ban Tổ chức lập Hội đồng để tuyển chọn phim vào Chương trình phim Dự thi và Chương trình phim Toàn cảnh.

Có 91 bộ phim được tuyển chọn vào Chương trình phim Dự thi gồm: 16 phim truyện, 31 phim tài liệu, 19 phim khoa học, 25 phim hoạt hình. Riêng về phim truyện có thể kể đến một số bộ phim như: "Hoa nhài"; "Hồng Hà nữ sĩ"; "Em và Trịnh", "Đất rừng phương Nam", "Người vợ cuối cùng", "Đào, phở và piano"; "Nhà bà Nữ", "Tro tàn rực rỡ"...

Có 56 bộ phim được tuyển chọn vào Chương trình phim toàn cảnh (Panorama) gồm: 14 phim truyện, 20 phim tài liệu, 4 phim khoa học, 18 phim hoạt hình.

Ngoài ra còn có Chương trình phim Việt Nam có bối cảnh tại Đà Lạt qua các thời kỳ. Tham gia là các phim truyện có bối cảnh quay tại Đà Lạt được lựa chọn chiếu tại rạp Cinestar, thành phố Đà Lạt và rạp Cinestar huyện Đức Trọng.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cho biết: Kỳ liên hoan này có khối lượng phim dự thi lớn, thuộc nhiều thể loại. Phim truyện có phim của Nhà nước đặt hàng, phim tư nhân. Phim tài liệu, khoa học còn có phim của các sinh viên của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội thực hiện. Ban Giám khảo gồm những nghệ sĩ điện ảnh, các nhà hoạt động điện ảnh, nhà báo… có uy tín, trình độ chuyên môn cao và không phải là thành phần chính trong đoàn làm các bộ phim dự thi ở loại hình mà thành viên đó tham gia.

Lễ khai mạc và bế mạc Liên hoan Phim diễn ra tại Quảng trường Lâm Viên, thành phố Đà Lạt. Trong khuôn khổ Liên hoan Phim sẽ diễn ra Tuần phim chào mừng tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 11. Triển lãm "Đà Lạt - Khơi nguồn cảm hứng điện ảnh" do Viện phim Việt Nam chủ trì, tổ chức được chia thành 3 chủ đề. Đó là: "Đà Lạt - Khơi nguồn cảm hứng điện ảnh" trưng bày hình ảnh các bộ phim được quay tại Đà Lạt; "130 năm thành lập Đà Lạt - Thành phố ngàn hoa" trưng bày các bức ảnh phong cảnh thành phố Đà Lạt và "Áp phích phim điện ảnh Việt Nam theo dòng lịch sử": Triển lãm giới thiệu áp phích của các bộ phim qua các thập kỉ điện ảnh Việt Nam xây dựng và phát triển.

Có 2 hội thảo gồm: "Bảo hộ bản quyền trong phát triển công nghiệp điện ảnh" do Cục Bản quyền tác giả chủ trì; "Một số vấn đề trọng tâm trong xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam". Các phim tham dự Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXIII sẽ được chiếu tại rạp Cinestar thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng. Ban Tổ chức sẽ tổ chức một số buổi chiếu phim ngoài trời tại Học viện Lục quân Đà Lạt, Quảng trường Lâm Viên thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông... Trong các buổi chiếu phim sẽ có đoàn phim ra mắt và giao lưu với khán giả.

Liên hoan Phim có 2 cuộc giao lưu giữa nghệ sỹ với khán giả là sinh viên Trường Đại học Đà Lạt; học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Lâm Đồng. Ban Tổ chức cũng mời các đại biểu, khách mời tham dự tour du lịch tại điểm du lịch Cao nguyên Đà Lạt; điểm du lịch canh nông Fresh Garden và Trang trại rau và hoa.

Liên hoan Phim Việt Nam là sự kiện văn hóa nghệ thuật quốc gia, tôn vinh các tác phẩm điện ảnh và nghệ sỹ trong hoạt động sáng tác điện ảnh. Đây cũng là hoạt động thiết thực thực hiện kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành Văn hóa; 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Sự kiện tiếp tục khẳng định vị thế và vai trò của điện ảnh trong đời sống văn hóa nghệ thuật nước nhà, giới thiệu tới khán giả những tác phẩm điện ảnh phong phú về thể loại, đề tài, hình thức thể hiện, phản ánh góc nhìn đa chiều về cuộc sống, hướng tới xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam giàu bản sắc dân tộc, hiện đại và nhân văn.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức hút của 'Độc đạo', phim cảnh sát hình sự đang chiếu trên VTV3

Sức hút của 'Độc đạo', phim cảnh sát hình sự đang chiếu trên VTV3

“Độc đạo” là sự trở lại của ê kíp “Biệt dược đen” gồm hai đạo diễn Phạm Gia Phương - Trần Trọng Khôi, biên tập Trung Dũng và DOP Trần Kim Vũ. Bộ phim đang thu hút sự chú ý của khán giả trên kênh VTV3 bởi diễn xuất của dàn sao nam đình đám của Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC). Bộ phim gây chú ý ngay từ những tập đầu, với hàng triệu lượt xem các phần trích đoạn ngắn, hàng chục nghìn lượt thích và hàng nghìn lượt bình luận.

Nghệ thuật và sự sẻ chia

Nghệ thuật và sự sẻ chia

Cơn bão Yagi đã đi qua, song hậu quả để lại là vô cùng nặng nề đối với nhiều gia đình tại các tỉnh phía Bắc. Tiếp tục lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, nhiều nhà hát và các nghệ sĩ đang lên kế hoạch tổ chức các đêm nhạc, đấu giá các tác phẩm nghệ thuật… quyên góp, giúp đỡ đồng bào các tỉnh, thành miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra.

Chuyển động cùng nhạc kịch

Chuyển động cùng nhạc kịch

Nhạc kịch đang được “phủ sóng” rộng rãi từ sân khấu cho đến trường học. Ở đó, cùng với việc “Việt hóa” các tác phẩm của nước ngoài, liên kết với nhà hát quốc tế… thì việc khai thác các chất liệu văn hóa truyền thống đang giúp loại hình sân khấu này có thêm sức hút, đặc biệt là với khán giả trẻ.

Gian nan bảo vệ bản quyền

Gian nan bảo vệ bản quyền

Tròn 20 năm Việt Nam tham gia Công ước Berne (10/2004) về quyền sở hữu trí tuệ. Khoảng thời gian này không phải là ngắn, vậy nhưng tình trạng xâm phạm bản quyền ở trong nước vẫn còn phổ biến và ngày càng phức tạp.

fbytzltw