8 giải pháp để xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 65 tỷ USD

Giá trị gia tăng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2025 tăng 4% trở lên. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD, phấn đấu đạt 70 tỷ USD.

Châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam với thị phần chiếm 42%. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam với thị phần chiếm 42%. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Đó là những mục tiêu Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt ra trong Kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp và môi trường và tổng kim ngạch xuất khẩu nông - thủy sản năm 2025 vừa được ban hành.

Để đảm bảo mục tiêu đề ra, kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Môi trường đưa ra 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới.

Một là nâng cao nhận thức, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới trong toàn ngành nông nghiệp và môi trường để đạt mục tiêu tăng trưởng.

Hai là hoàn thiện thể chế, chính sách phục vụ tăng trưởng ngành và xuất khẩu nông lâm thủy sản; triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, chiến lược, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ rà soát và sửa đổi toàn diện các văn bản pháp luật chuyên ngành, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với mô hình tổ chức sau sáp nhập, đặc biệt với chính quyền địa phương cấp 2. Đồng thời, Bộ phối hợp với các bộ ngành, Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị liên quan để hoàn thiện cơ chế hỗ trợ các dự án và tín dụng xanh, thúc đẩy đầu tư cho các ngành kinh tế thân thiện với môi trường. Các đề xuất sửa đổi pháp luật nhằm đảm bảo hành lang cho hoạt động nông nghiệp và môi trường sẽ tập trung hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp và người dân, từ chính sách tín dụng, thuế, bảo hiểm đến sử dụng đất cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp quy mô lớn, đồng thời cung cấp các chính sách hỗ trợ trong trường hợp thị trường biến động (đặc biệt đối với các mặt hàng như lúa gạo, một số loại trái cây). Bên cạnh đó, Bộ sẽ triển khai các nghị quyết và chiến lược đã ban hành về phát triển nông nghiệp - nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn 2045 cũng như các quy hoạch ngành quốc gia.

Ba là tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông lâm nghiệp và thủy sản.

Sản xuất sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang Thụy Sỹ tại nhà máy của Công ty CP Woodsland Tuyên Quang. Ảnh tư liệu: TTXVN
Sản xuất sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang Thụy Sỹ tại nhà máy của Công ty CP Woodsland Tuyên Quang. Ảnh tư liệu: TTXVN

Bộ sẽ tập trung cơ cấu lại các tiểu ngành, lĩnh vực và trong từng ngành thực chất, hiệu quả, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng thông qua tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế. Đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao hiệu quả từ nông sản có giá trị thấp sang nông sản có giá trị cao, chuyển đổi những vùng lúa năng suất thấp, một vụ sang sản xuất cây trồng hoặc vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn; chú trọng xây dựng những vùng nguyên liệu lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát thải thấp cho những sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh.

Ngành phát triển nông nghiệp sinh thái, hiệu quả, bền vững, minh bạch, trách nhiệm gắn với môi trường bền vững; thực hiện tích hợp đa giá trị theo hướng giữ vững an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn; chú trọng phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao…

Đồng thời tổ chức lại sản xuất theo vùng chuyên canh, gắn với chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc và xây dựng mã số vùng trồng, vùng nuôi... đáp ứng yêu cầu thị trường; bám sát diễn biến thời tiết, thông tin thị trường để kịp thời điều chỉnh linh hoạt kế hoạch sản xuất (thời vụ, cơ cấu và diện tích), hạn chế tối đa thiệt hại do thời tiết…

Ngành đẩy mạnh nuôi biển và khai thác hải sản bền vững; tập trung giải quyết dứt điểm khuyến nghị của EC để gỡ “thẻ vàng” trong năm 2025, ngăn chặn và xử lý nghiêm tầu cá khai thác trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam.

Xuất khẩu gạo tại Tổng Công ty Lương thực miền Nam. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Xuất khẩu gạo tại Tổng Công ty Lương thực miền Nam. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Bốn là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, tháo gỡ các rào cản, nút thắt cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, gắn với chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn, tài nguyên và môi trường để tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng ngành.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát cắt giảm, đơn giản hoá quy định, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực, nhất là môi trường, kiểm tra chuyên ngành, đất đai, khoáng sản…

Năm là tăng cường chuyển đổi số; thực hiện đột phá trong ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Cụ thể như: công nghiệp hóa nông nghiệp; nâng cao trình độ chế biến, bảo quản nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp, gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, thông minh, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường; chú trọng khâu chọn, tạo giống; phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ, tăng tỷ trọng chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Ngành giảm chi phí sản xuất, chi phí trung gian và giảm mạnh tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp; phát triển hệ thống chế biến gắn với vùng nguyên liệu và nhu cầu của thị trường…

Sản phẩm cà phê là 1 trong 7 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Sản phẩm cà phê là 1 trong 7 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Sáu là thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh được đặt lên hàng đầu, với định hướng mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng, song song với thúc đẩy tiêu thụ nội địa thông qua hệ thống phân phối hiện đại. Ngành cũng chú trọng đến việc nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ thị trường quốc tế.

Đặc biệt, Bộ Nông nghiệp và Môi trường xây dựng Bộ tiêu chí phân loại thị trường, xác định chỉ tiêu xuất khẩu theo tiểu ngành, lĩnh vực và thị trường, đặc biệt thị trường còn nhiều tiềm năng; xây dựng báo cáo thị trường xuất khẩu nông sản, giải pháp ứng phó đối với những thay đổi liên quan đến thuế, xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật… tại các thị trường Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc.

Bảy là thúc đẩy mạnh mẽ các ngành, lĩnh vực hỗ trợ sản xuất nông, lâm, thủy sản. Ngành nông nghiệp và môi trường sẽ tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, từ khâu giống, canh tác đến chế biến, đồng thời xây dựng nền tảng dữ liệu số và hệ thống dự báo để nâng cao hiệu quả quản lý. Các doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ được hỗ trợ tiếp cận công nghệ và mô hình sản xuất thông minh.

Tám là đẩy mạnh truyền thông phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Ngành nông nghiệp và môi trường sẽ đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương thức truyền thông, đặc biệt là truyền thông chính sách phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, nhằm tạo sự đồng thuận và quyết tâm thực hiện mục tiêu tăng trưởng, xuất khẩu. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền các mô hình sản xuất hiệu quả, khắc phục tình trạng thông tin không chính xác ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng và các tổ chức sản xuất kinh doanh. Bộ cũng tiếp tục phối hợp với các địa phương trong tập huấn, truyền thông và hỗ trợ thực hiện hiệu quả phân cấp, phân quyền trong sản xuất kinh doanh.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Do ảnh hưởng bão số 3 (tháng 9/2024), nhiều công trình thủy lợi, cấp nước trên địa bàn huyện Bảo Yên bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Chính quyền địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với hạn hán và thiếu nước sản xuất.

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Về đích nông thôn mới năm 2020, việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm được cấp ủy đảng, chính quyền và người dân xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) nỗ lực thực hiện. Theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, xã duy trì 15/19 tiêu chí, trong đó tiêu chí thu nhập vượt mức so với yêu cầu đề ra. Hiện, thu nhập bình quân của xã đạt 47,5 triệu đồng/người/năm (vượt 2,5 triệu đồng/người/năm so với yêu cầu).

Khảo sát dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Bảo Yên

Khảo sát dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Bảo Yên

HĐND huyện Bảo Yên vừa thực hiện đợt khảo sát chuyên đề về tình hình thực hiện dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn. Theo đánh giá của đoàn khảo sát, bên cạnh những kết quả đạt được, việc mở rộng diện tích trồng dâu còn chậm, đến nay mới trồng được 52,3 ha, đạt 17,3% so với chỉ tiêu giao năm 2025 là 300,7 ha.

Triển khai cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Triển khai cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Căn cứ Chương trình số 01-CTr/BTGDVTU, ngày 31/3/2025 của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy về Chương trình công tác tuyên giáo và dân vận năm 2025, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai xây dựng kế hoạch tổ chức “Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai năm 2025”.

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

Trong những ngày đầu tháng 4, khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, người dân xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát bước vào vụ cấy lúa xuân. Mặc dù trận lũ lớn tháng 9 năm 2024 đã vùi lấp cả cánh đồng Nà Lặc thành thung lũng đá trắng, nhưng người dân nơi đây vẫn đang nỗ lực khôi phục một số diện tích để cấy lúa, ươm màu xanh hi vọng trên cánh đồng đá sỏi ngổn ngang.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

fb yt zl tw