71 tác phẩm giành giải thưởng Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Quốc tế lần thứ 12

Chiều 13/3, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) tổ chức Lễ trao giải và khai mạc triển lãm cuộc thi Ảnh nghệ thuật Quốc tế lần thứ 12 năm 2023 tại Việt Nam (VN-23).

Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 147 thành lập Doanh nghiệp quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam (15/3/1953 – 15/3/2023), tiền thân của hai ngành Điện ảnh và Nhiếp ảnh ngày nay.

Một góc triển lãm.
Một góc triển lãm.

Theo Ban tổ chức, Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Quốc tế lần thứ 12 năm 2023 tại Việt Nam (VN-23) được Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế (FIAP) và Hiệp hội Hình ảnh không biên giới Pháp (ISF) bảo trợ, phát động từ ngày 12/9/2022 và kết thúc nhận ảnh ngày 10/1/2023, với 4 chủ đề: Tự do màu, Tự do đơn sắc, Trẻ em và Ý tưởng.

Hội đồng Giám khảo đã tiến hành thẩm định trên 10.000 ảnh để chọn ra 1.159 ảnh triển lãm đúng theo tiêu chí quốc tế, áp dụng đồng thời theo yêu cầu của cả 2 tổ chức (FIAP và ISF), từ đó chọn ra 71 giải thưởng cho cả 3 hệ thống VAPA, FIAP và ISF.

Phát biểu tại Lễ tổng kết và trao giải thưởng, Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam Trần Thị Thu Đông cho biết: Đước tổ chức 2 năm/lần, cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật quốc tế (ký hiệu là VN) dành cho các nhà nhiếp ảnh trên toàn thế giới lại được tổ chức tại Việt Nam. Nhằm có bộ ảnh đẹp triển lãm chào mừng kỷ niệm Ngày truyền thống nhiếp ảnh Việt Nam nên năm nay, Ban tổ chức phát động trong thời gian ngắn hơn những lần tổ chức trước, chỉ 6 tháng, nhưng đã thu hút được 10.336 tác phẩm của 1.073 tác giả đến từ 32 quốc gia, vùng lãnh thổ gửi về tham dự, trong đó có rất nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới. Điều đó cho thấy cuộc thi này đã khẳng định được thương hiệu, tạo ra sức hấp dẫn đối với các nhà nhiếp ảnh trên thế giới.

Cùng với bộ giải thưởng của Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA), Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Quốc tế lần thứ 12 năm 2023 tại Việt Nam còn được Liên đoàn nhiếp ảnh Nghệ thuật quốc tế (FIAP) và Hiệp hội hình ảnh không biên giới (ISF) bảo trợ nghệ thuật, cấp huy chương các thứ bậc và Bằng Danh dự cho từng chủ đề của cuộc thi.  

Tại cuộc thi lần này, Việt Nam đã đạt được 45 giải thưởng trong số 71 giải thưởng của cuộc thi. Trong đó, có 4 tác giả Việt Nam giành Huy chương Vàng gồm: tác giả Nguyễn Anh Tuấn với tác phẩm “Ký ức thời gian”, Huy chương Vàng FIAP - đề tài Tự do cho ảnh màu; tác giả Đặng Kế Đức với tác phẩm “Một đời gắn bó”, Huy chương Vàng VAPA - đề tài Tự do cho ảnh đơn sắc; tác giả Lê Thanh Sơn với tác phẩm “Trẻ em và mùa Xuân”, Huy chương Vàng VAPA - đề tài Trẻ em; tác giả Nguyễn Thị Vân với tác phẩm “Summer Day” (ngày Hè), Huy chương Vàng FIAP - đề tài Trẻ em.

Tại Lễ trao giải, Ban tổ chức đã trao huy chương và Bằng danh dự cho các tác giả Việt Nam. Các tác giả nước ngoài đoạt giải thưởng tại cuộc thi sẽ được Ban tổ chức gửi huy chương và Bằng chứng nhận theo đường bưu điện.

Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam Trần Thị Thu Đông cho biết, dịp này, Triển lãm cuộc thi Ảnh nghệ thuật Quốc tế lần thứ 12 năm 2023 được tổ chức tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trưng bày 360 tác phẩm ảnh xuất sắc được lựa chọn từ cuộc thi để trưng bày, giới thiệu đến công chúng thưởng lãm.

Theo bà Trần Thị Thu Đông, triển lãm ảnh lần này là bức tranh sinh động đầy màu sắc về tình đoàn kết, hữu nghị, là nơi chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp giữa các nhà nhiếp ảnh từ 32 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia cuộc thi. Điều đó nói lên tình cảm của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam và tình cảm của Việt Nam dành cho bạn bè quốc tế. Đồng thời, thông qua hoạt động giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, Việt Nam và thế giới thêm hiểu nhau hơn, tăng cường hơn nữa đoàn kết quốc tế vì hòa bình, hữu nghị, phát triển.

Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

fb yt zl tw