70% thuê bao Mobile Money của Việt Nam ở vùng sâu, vùng xa

Số lượng khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ Mobile Money (tiền di động) tính đến hết tháng 1/2023 đạt hơn 3,2 triệu, trong đó thuê bao ở “vùng khó” chiếm phần lớn.

Tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 6/3 cho hay số lượng thuê bao đăng ký và sử dụng dịch vụ Mobile Money (thanh toán di động) tính đến hết tháng 1/2023 đạt hơn 3,2 triệu khách hàng.

Trong số này, lượng khách hàng tại nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa đạt hơn 2,26 triệu, chiếm 70% tổng số người dùng Mobile Money. Tổng số lượng giao dịch bằng tài khoản Mobile Money đạt lũy kế hơn 20 triệu với giá trị 1.372 tỷ đồng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

Trước đó vào hồi tháng 3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 316/QĐ-TTG phê duyệt thí điểm cho phép dùng tài khoản viễn thông để thanh toán dịch vụ có giá trị nhỏ, kéo dài 2 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp đầu tiên thực hiện thí điểm được chấp thuận triển khai thí điểm.

Đây là nỗ lực cố gắng thúc đẩy nền tài chính số phát triển, tạo cơ hội tiếp cận các dịch vụ thanh toán số và thay đổi thói quen dùng tiền mặt của người dân. 

Cũng theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết tháng 2/2023, cả nước có 21,78 triệu thuê bao băng rộng cố định (thuê bao internet cáp quang), đạt tỷ lệ 21,9 thuê bao/100 dân, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương tăng 1,98 triệu thuê bao.

Số lượng thuê bao băng rộng di động (thuê bao 3G, 4G, 5G) ước đạt 85,79 triệu (đạt tỷ lệ 86,3 thuê bao/100 dân), tăng 14% so với cùng kỳ (tăng 10,55 triệu thuê bao).

Đáng chú ý, lượng thuê bao sử dụng điện thoại thông minh ước đạt 99,6 triệu thuê bao, tăng 7,36% so với cùng kỳ (tương đương tăng 7,1 triệu thuê bao). Lượng thuê bao điện thoại cơ bản (2G) hiện còn 23 triệu thuê bao, giảm 3,8 triệu thuê bao so với cùng kỳ năm trước.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã cấp phép cho 4 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động không tần số (mạng di động ảo) tại Việt Nam bao gồm: Đông Dương, Mobicast, ASIM, Digilife. Hiện số lượng thuê bao điện thoại di động của các nhà mạng này là 2,31 triệu, chiếm 1,8% tổng số lượng thuê bao.

Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng chuyển đổi số

Ngân hàng chuyển đổi số

Mục tiêu của quá trình chuyển đổi số ngân hàng là đặt khách hàng làm trung tâm, giúp ngân hàng kết nối và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thực hiện nội dung này, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đang đưa ra nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ số để khai thác thị phần khách hàng.

Chuỗi hoạt động khảo sát “Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực số cho cán bộ Hội LHPN Việt Nam” tại tỉnh Lào Cai

Chuỗi hoạt động khảo sát “Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực số cho cán bộ Hội LHPN Việt Nam” tại tỉnh Lào Cai

Ngày 8 tháng 5, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Lào Cai phối hợp với Đoàn công tác Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động khảo sát “Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực số cho cán bộ Hội LHPN Việt Nam” tại tỉnh Lào Cai.

Hơn 34.900 người tham gia học kỹ năng an ninh mạng miễn phí trên Nền tảng nCademy

Hơn 34.900 người tham gia học kỹ năng an ninh mạng miễn phí trên Nền tảng nCademy

Sau 2 ngày nền tảng nCademy của Hiệp hội an ninh mạng quốc gia (NCA) ra mắt, hơn 34.900 người tham gia khóa học miễn phí dành cho người dùng cá nhân. Khóa học với tên gọi “Cẩm nang an ninh mạng” nhằm trang bị kiến thức cơ bản về an toàn thông tin, giúp người dùng nhận diện các rủi ro mạng thường gặp, phòng tránh lừa đảo trực tuyến và bảo vệ thông tin cá nhân trong môi trường số.

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Âm nhạc Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển sôi động, khi các nền tảng số như TikTok, YouTube... trở thành “sân khấu” chính cho nghệ sĩ lẫn khán giả. Mỗi tuần trôi qua lại xuất hiện một bản hit mới, một giai điệu phủ sóng mạng xã hội, hay một gương mặt nghệ sĩ trẻ bất ngờ vụt sáng. Thế nhưng, đằng sau bức tranh sôi động ấy là những trăn trở về giá trị nghệ thuật, về những tác phẩm có sức sống lâu bền với thời gian...

Ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW

Ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW

Ngày 7/5, Diễn đàn Phát triển xung lực mới cho quốc gia và Lễ ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW diễn ra tại Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng, góp phần phát triển nguồn nhân lực đảm bảo thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW, do Tập đoàn FPT phối hợp các bộ, ban, ngành, đơn vị tổ chức.

Cầu nối giữa sáng kiến công nghệ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội

Cầu nối giữa sáng kiến công nghệ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã và đang được Đảng, Nhà nước, nhân dân triển khai mạnh mẽ. Nghị quyết ra đời không chỉ phản ánh tầm nhìn chiến lược mà còn định hướng bước đi cụ thể cho sự phát triển bền vững của đất nước.

fb yt zl tw