6 tác hại khi ăn nhiều nghệ

Từ lâu củ nghệ đã được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều nghệ lại gây bất lợi...

1. Tác dụng của củ nghệ

Củ nghệ được sử dụng như một loại gia vị, thêm hương vị và màu sắc cho thực phẩm. Nhưng điều quan trọng hơn là củ nghệ chứa hoạt chất chính là cucurmin có nhiều lợi ích cho sức khỏe:

1.1 Giảm viêm

Viêm mạn tính có liên quan đến nhiều bệnh. Các nghiên cứu cho thấy chất bổ sung curcumin có thể làm giảm mức độ của các dấu hiệu viêm và giúp điều trị hoặc giảm các triệu chứng của tình trạng viêm như viêm ruột, viêm khớp, bệnh vẩy nến, trầm cảm và xơ vữa động mạch...

Cải thiện tình trạng chống oxy hóa

Curcumin và các curcuminoid khác là những chất chống oxy hóa mạnh có thể cải thiện tình trạng chống oxy hóa, chống lại tổn thương tế bào khỏi các gốc tự do, có liên quan đến các tình trạng sức khỏe như tiểu đường, bệnh tim và ung thư.

photo-1660548200910

Củ nghệ có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng không nên dùng quá nhiều.

Cải thiện chức năng mạch máu

Các nghiên cứu cho thấy rằng chất bổ sung curcumin có thể thúc đẩy sự giãn nở (mở rộng) của các mạch máu, tăng lưu lượng máu và giảm huyết áp.

Đặc tính chống ung thư

Nghiên cứu hiện tại đang tìm hiểu tiềm năng của curcumin như một phương pháp điều trị nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư vú, tuyến tiền liệt, tuyến tụy, đại trực tràng và ung thư phổi...

Ngoài ra, curcumin còn có tác dụng giảm nguy cơ đau tim và hỗ trợ sức khỏe thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng và chứng sa sút trí tuệ.

2. Điều gì xảy ra khi dùng quá nhiều nghệ?

Theo TS. Rupali Dutta, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Ấn Độ, mặc dù tiêu thụ nghệ ở dạng tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe, nhưng nếu dùng quá nhiều có thể gây đau bụng, buồn nôn và chóng mặt. Đặc biệt, nếu bạn uống viên nang nghệ hoặc thực phẩm chức năng với lượng cao lại có thể gây nhiều bất lợi. Đó là:

2.1 Các vấn đề về tiêu hóa

Mọi người có thể gặp các vấn đề tiêu hóa nhẹ như chướng bụng, trào ngược axit, đầy hơi và tiêu chảy với liều hàng ngày vượt quá 1.000 mg. Ở liều 450 mg hoặc cao hơn có thể gây đau đầu và buồn nôn ở một số ít người.

photo-1660548211875

Sử dụng viên nang nghệ với liều lượng cao sẽ gây nhiều tác dụng phụ.

2.2 Phát ban da

Tình trạng phát ban trên da sau khi dùng liều 8.000 mg curcumin hoặc hơn, nhưng điều này dường như rất hiếm.

2.3 Nguy cơ hình thành sỏi thận

Củ nghệ chứa khoảng 2% oxalat. Ở liều lượng cao những oxalat này liên kết với canxi để tạo thành canxi oxalat không hòa tan là nguyên nhân chính gây ra sỏi.

2.4 Có thể gây ra phản ứng dị ứng

Bạn có thể bị dị ứng với một số hợp chất có trong nghệ với biểu hiện phát ban, khó thở. Các phản ứng dị ứng có thể xảy ra khi uống và tiếp xúc với da.

2.5 Nguy cơ thiếu sắt

Tiêu thụ nghệ quá mức có thể ức chế sự hấp thụ sắt. Vì vậy, những người bị thiếu sắt cần lưu ý không nên bổ sung quá nhiều nghệ trong bữa ăn hàng ngày, vì nó có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

2.6 Tương tác thuốc

Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy curcumin có thể ảnh hưởng đến hiệu quả một số loại thuốc nhất định. Chẳng hạn làm tăng tác dụng chống trầm cảm của fluoxetine nhưng lại ức chế hoạt động chống ung thư của các loại thuốc được sử dụng cho hóa trị.

Bên cạnh đó, tác dụng chống đông máu của curcumin có thể dẫn đến chảy máu quá nhiều nếu dùng cùng với thuốc chống đông máu hoặc thuốc làm loãng máu như aspirin, clopidogrel hoặc warfarin...

Ngoài ra, curcumin cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu nên có thể tăng cường tác dụng của các loại thuốc chống tiểu đường hoặc insulin và có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, ức chế hiệu quả của thuốc kháng axit...

photo-1660548214703

Tinh bột nghệ trên thị trường có thể chứa nhiều chất độn nên cần lựa chọn nơi bán uy tín.

3. Dùng bao nhiêu nghệ thì được cho là  quá nhiều ?

Không có khuyến nghị chính thức nào về việc sử dụng nghệ và mức dung nạp tối đa cũng chưa được xác định. Tuy nhiên, theo nguyên tắc chung, bạn không nên dùng quá liều lượng khuyến nghị trên nhãn phụ. Mặt khác, có một số hướng dẫn chính thức về việc sử dụng curcumin.

Ủy ban chuyên gia về Phụ gia thực phẩm của FAO và WHO đặt lượng nghệ khuyên dùng là 3 mg/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Ví dụ, người nặng 81 kg có thể dùng nghệ ở ngưỡng an toàn là 239 mg mỗi ngày.

Mặc dù còn cần nhiều hơn các nghiên cứu chuyên sâu về tác dụng phụ và liều khuyến cáo sử dụng nghệ nhưng để đảm bảo lợi ích với sức khỏe mà nghệ mang lại, bạn chỉ nên dùng nghệ ở ngưỡng an toàn.

SKĐS

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

6 nhóm giải pháp đảm bảo an toàn không gian mạng quốc gia

6 nhóm giải pháp đảm bảo an toàn không gian mạng quốc gia

Hiện nay, nguy cơ mất an toàn thông tin nói chung và vấn nạn lừa đảo trên không gian mạng đang ngày càng phổ biến, phức tạp và gây hậu quả ngày càng lớn. Việc bảo đảm an toàn thông tin, phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Sau khi xảy ra liên tiếp các vụ tấn công mã hóa dữ liệu, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong nước đã quan tâm đầu tư hơn vào an toàn thông tin. Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã ráo riết chỉ đạo công tác này.

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong chuỗi hoạt động của hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024); sáng 25/4, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ bàn giao, đưa vào sử dụng công trình số hóa điểm di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024

Sở Thông tin và Truyền thông và Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Văn Bàn: Ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024

Chiều 25/4, tại huyện Văn Bàn, Sở Thông tin và Truyền thông và Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Văn Bàn tổ chức hội nghị ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024.

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Trong 2 ngày 13 và 14/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Mạng lưới các câu lạc bộ Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số miền nam (Hub Network HCMC) phối hợp Câu lạc bộ Khởi nghiệp Đại học Tôn Đức Thắng (SC TDTU) tổ chức chương trình Hub Forum, với chủ đề “Leading in Emerging Techs”. 

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

fb yt zl tw