41% số dân nông thôn trong tỉnh được sử dụng nước đạt quy chuẩn Việt Nam

Đó là kết quả triển khai thực hiện Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) tại Lào Cai giai đoạn 2016 - 2022.

Sau 6 năm triển khai Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vốn vay WB tại Lào Cai, nhận thức của người dân trong việc vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường sống được nâng lên; tỷ lệ hộ dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 87,6%, có 35 xã đạt vệ sinh toàn xã.

z4528693664839_bce25d39343d873567493d60701969d1.jpg
Tham vấn ý kiến cộng đồng trước khi đưa công trình vào sử dụng.

Từ nguồn vốn vay WB, tỉnh Lào Cai đã đầu tư xây dựng mới và cải tạo 32 công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn với hệ thống thiết bị xử lý lọc khử khuẩn hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch theo quy chuẩn Việt Nam, góp phần nâng cao tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch trên toàn tỉnh.

Đến hết năm 2022, tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96%, có 41% số dân nông thôn được sử dụng nước đạt quy chuẩn Việt Nam (trong đó tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch từ công trình tập trung đã đạt 15%, tăng 9% so với năm 2016), các công trình được quản lý và đánh giá bền vững.

Mục tiêu của Chương trình đã giao cho tỉnh Lào Cai thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2022:

Thực hiện mới 11.000 đấu nối cấp nước mới (tương đương 11.000 hộ dân hưởng lợi từ công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn);

Có 4.529 đấu nối cấp nước, tương đương 4.529 hộ dân có hệ thống cấp nước bền vững sau 2 năm sử dụng;

35 xã đạt vệ sinh toàn xã, trong đó 100% trường học chính các cấp, trạm y tế xã có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh, có thiết bị, xà phòng rửa tay đầy đủ, sạch sẽ;

18 xã đạt vệ sinh toàn xã bền vững sau 2 năm, với tất cả các trường học chính, trạm y tế xã duy trì được tình trạng vệ sinh;

Hỗ trợ xây mới 5.150 nhà tiêu hộ gia đình hợp vệ sinh;

Xây dựng và cải tạo công trình cấp nước và nhà vệ sinh trường học, trạm y tế đảm bảo 100% trường học, trạm y tế đạt vệ sinh;

Nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi của người dân nông thôn nhằm cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, tăng cường tỷ lệ người dân được tiếp cận bền vững với nước sạch và vệ sinh đạt tiêu chuẩn tại khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh thông qua hợp phần: Truyền thông, giám sát, theo dõi và đánh giá của Chương trình do 3 ngành (nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế, giáo dục và đào tạo) thực hiện.

Qua đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cơ quan thường trực cho thấy, hiệu quả về kinh tế - xã hội do Chương trình mang lại rất rõ nét, đã giảm gánh nặng hằng ngày phải đi lấy nước xa khu vực sinh sống cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống phân tán, rải rác, đặc biệt là tại các khu vực khan hiếm, khó khăn về nước. Đồng thời, việc cung cấp nước sạch ở những vùng khan hiếm nước sẽ giảm chi phí sử dụng nước và góp phần cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội, nâng cao ý thức bảo vệ, quản lý hiệu quả công trình và nộp tiền sử dụng nước hằng tháng. Người dân nông thôn được tiếp cận với nguồn nước sạch và điều kiện vệ sinh được cải thiện, giảm tình trạng bệnh tật trong cộng đồng, đặc biệt là các bệnh liên quan đến nguồn nước và vệ sinh, góp phần giảm chi phí khám, chữa bệnh cho gia đình và xã hội.

z4528691269150_3e34294355295b655b1cebba9eb6995d.jpg
Kiểm tra công tác vận hành công trình cấp nước sinh hoạt tập trung.

Việc sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện thói quen vệ sinh an toàn và giữ gìn môi trường “xanh - sạch - đẹp” góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân nông thôn. Chương trình cũng đã góp phần giải phóng sức lao động của phụ nữ trong nhiều công việc nặng nhọc liên quan đến nước sạch và vệ sinh, cải thiện điều kiện vật chất và góp phần thực hiện bình đẳng giới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Sáng 17/11, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, làm việc với Đảng ủy, UBND xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương). Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

fbytzltw