4 hiểu lầm không đáng có về "du học tại chỗ"

Du học tại chỗ, hay Transnational Education (TNE), đang trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.

Sinh viên các trường quốc tế tại Việt Nam được tạo điều kiện để phát huy tối ưu kỹ năng trong môi trường đa văn hóa.

Sinh viên các trường quốc tế tại Việt Nam được tạo điều kiện để phát huy tối ưu kỹ năng trong môi trường đa văn hóa.

Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khúc mắc xoay quanh du học tại chỗ, khiến phụ huynh và học sinh ngần ngại trước hình thức này.

Theo báo cáo “Giáo dục Việt Nam: Nhu cầu giáo dục tư nhân gia tăng” của FiinGroup Việt Nam, người Việt có xu hướng chi nhiều hơn cho giáo dục với quy mô chi tiêu ngày càng tăng từ năm 2017 đến nay, đặc biệt là đầu tư hơn cho giáo dục tư nhân. Bên cạnh đó, các chính sách siết thị thực của du học sinh từ các nước như Úc, Canada, Anh… đã khiến nhiều gia đình thay đổi quyết định của mình về việc du học và chuyển sang du học tại chỗ.

Môi trường “tại chỗ” có phải là điểm trừ?

Nhiều người nghĩ rằng việc “du học tại chỗ” sẽ tạo ra những giới hạn nhất định trong việc phát triển khả năng ngoại ngữ, tự lập và trải nghiệm so với việc học tập tại nước ngoài.

Trái ngược với định kiến đó, một trong những đặc điểm nổi bật của các trường quốc tế là môi trường đa văn hóa. Số lượng giáo viên bản ngữ tại các trường quốc tế luôn chiếm đa số, việc giảng dạy và học tập bằng tiếng Anh cũng là bắt buộc, đặc biệt ở chương trình Đại học, Cao học. Ở nhiều trường, thông qua các chương trình trao đổi với đối tác trường quốc tế, việc tiếp xúc thường xuyên với sinh viên nước ngoài cũng không phải quá hiếm hoi.

Nhiều học sinh cho biết, “môi trường tại chỗ” có ưu thế là gần gũi hơn vì là “sân nhà” tuy nhiên vẫn đủ tính thử thách với đa dạng các bài tập nhóm cùng sinh viên nước ngoài, giao tiếp với giảng viên từ nhiều nước, giúp rèn luyện kỹ năng từ ngoại ngữ đến cách thích nghi trong nhiều tình huống thực tế.

Trăn trở xoay quanh trình độ chuyên môn của sinh viên

Trên thực tế, việc cho rằng học sinh, sinh viên tại các trường quốc tế có trình độ chuyên môn chưa cao thường đến từ những người chưa tìm hiểu kỹ về lợi thế học tập tại môi trường này. Trên các bảng xếp hạng của các tổ chức kiểm định uy tín có toàn cầu, các trường Đại học quốc tế tại Việt Nam vẫn được đánh giá rất cao. Điển hình trong báo cáo QS Yearbook 2024 của tổ chức Quacquarelli Symonds - vốn nổi tiếng với bảng xếp hạng Top Universities, trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) đạt 5/5 sao, tiếp đến là ĐH VinUniversity, Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM, ĐH Công nghiệp TPHCM, ĐH Công nghệ TPHCM, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu, ĐH Văn Lang (4 sao), Đại học Văn Hiến (3 sao).

h2-thu-3115-1831.png
Các trường ĐH Việt Nam được gắn sao từ QS.

Nhiều trường quốc tế như BUV có chương trình cấp bằng trực tiếp từ top các ĐH danh giá tại Anh, khối ngành Quản trị & Kinh doanh được chỉ đạo học thuật bởi Học viện Kinh tế và Chính trị London – LSE.

Có phải chỉ cần tiền là học được?

Các trường quốc tế thường có quy trình tuyển sinh khác truyền thống nhưng lại bao gồm nhiều điều kiện khác nhau từ học bạ, chứng chỉ quốc tế, bài luận hay thậm chí là phỏng vấn cá nhân. Chứng chỉ tiếng Anh như IELTS hoặc TOEFL là bắt buộc tại nhiều trường. Ngoài ra, một số trường còn yêu cầu học sinh tham gia phỏng vấn để đánh giá về tính cách, kỹ năng xã hội, và sự phù hợp với văn hóa của trường. Chính vì vậy, trái với suy nghĩ chỉ cần nộp học phí là được nhận, học sinh, sinh viên vẫn phải trải qua “thử thách” để đáp ứng yêu cầu đầu vào của trường.

“Du học tại chỗ” có đắt đỏ như mọi người nghĩ?

Du học tại chỗ không đắt đỏ như mọi người hình dung vì với lợi thế “đi gần - học xa”, việc học tập tiết kiệm được tối đa chi phí sinh hoạt, bảo hiểm và ký túc xá với nhiều sinh viên. Bên cạnh đó, các trường quốc tế thường chi rất mạnh tay với các khoản hỗ trợ tài chính, học bổng. Có thể kể đến học bổng Graduation Star của BUV với mức hỗ trợ học phí lên đến 113 triệu đồng, dành cho học sinh có kết quả thi THPT Quốc gia trung bình môn trên 8. Ngoài ra, các chương trình học bổng khác Học bổng Đại sứ Vương Quốc Anh (100%), Học bổng Hiệu trưởng (75%), Học bổng Giám đốc Đào tạo (50%), v.v… cũng là lựa chọn được nhiều bạn trẻ săn đón. Sự kết hợp giữa tiết kiệm chi phí và các cơ hội học bổng phong phú làm cho việc học gần nhà trở thành một lựa chọn kinh tế và hiệu quả hơn.

Đầu tư du học tại chỗ cho con em trở nên “hời” hơn nếu nhìn vào kết quả mà sinh viên nhận được sau chương trình học.
Đầu tư du học tại chỗ cho con em trở nên “hời” hơn nếu nhìn vào kết quả mà sinh viên nhận được sau chương trình học.

Qua đó có thể thấy rằng, “du học tại chỗ” vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai, với môi trường đa văn hóa, trình độ học thuật được đảm bảo bởi nhiều yếu tố và đặc biệt là chi phí tối ưu.

Theo giaoducthoidai.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chờ đợi với muôn vàn yêu thương

Chờ đợi với muôn vàn yêu thương

Không “nóng” với các bài văn, con số như phía trong phòng thi, phía ngoài trường thi, những người bố, người mẹ cũng đang trải qua kỳ thi của riêng mình. Đó là những lo lắng, hồi hộp và cả những niềm tin, kỳ vọng vào đứa con nhỏ bé của mình.

[Ảnh] “Áo xanh” đội nắng, dầm mưa tiếp sức mùa thi

[Ảnh] “Áo xanh” đội nắng, dầm mưa tiếp sức mùa thi

Tiếp sức mùa thi từ lâu đã là hình ảnh đẹp của các đoàn viên, thanh niên tình nguyện. Tại 27 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, điều dễ nhận thấy là sự năng nổ, nhiệt tình của các tình nguyện viên trong việc trợ giúp thí sinh vượt “vũ môn”. Dù nắng hay mưa, trong những ngày diễn ra kỳ thi, những bóng áo xanh vẫn túc trực ngoài điểm thi để chở “ước mơ hồng” cho hơn 9.100 sĩ tử.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Nhiều thí sinh đánh giá đề Toán khó

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Nhiều thí sinh đánh giá đề Toán khó

Chiều 26/6, hơn 9.000 thí sinh của tỉnh bước vào môn thi Toán. Đây là môn thi bắt buộc đối với cả thí sinh thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 và thí sinh thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006. 90 phút làm bài nhanh chóng trôi qua, nhiều thí sinh bước ra khỏi phòng thi với nhiều tâm trạng khác nhau. Các thí sinh cho rằng đề Toán năm nay khó.

[Ảnh] Thí sinh Lào Cai hào hứng dự thi môn thứ hai

[Ảnh] Thí sinh Lào Cai hào hứng dự thi môn thứ hai

Chiều nay (26/6), các thí sinh bước vào dự thi môn Toán - môn thứ hai của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Đây là môn thi bắt buộc đối với thí sinh thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và thí sinh thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.

Hãy vững tin mở cánh cửa tương lai

Hãy vững tin mở cánh cửa tương lai

12 năm miệt mài học tập dưới mái trường phổ thông, kỳ thi tốt nghiệp THPT là nấc thang đưa các sỹ tử lớp 12 bước vào chân trời mới. Thầy, cô giáo - những người đồng hành, dõi theo và ủng hộ các em luôn mong những điều tốt đẹp nhất đến với các trò của mình. Trước ngày diễn ra kỳ thi, các thầy, cô gửi gắm, truyền động lực đến các em bằng những lời chúc tốt đẹp nhất, mong các em sẽ cán đích thành công.

Các sĩ tử đã sẵn sàng “vượt vũ môn”

Các sĩ tử đã sẵn sàng “vượt vũ môn”

Chỉ còn gần một ngày, kim đồng hồ sẽ điểm "giờ G" cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 - cột mốc cuối cùng của hành trình 12 năm đèn sách, đồng thời là cánh cửa rộng mở hướng tới tương lai rạng ngời. Không khí căng thẳng xen lẫn hồi hộp bao trùm khắp nơi, nhưng ở đâu đó ta vẫn cảm nhận được sự tự tin, quyết tâm cháy bỏng từ các sĩ tử. 

fb yt zl tw