34 tác phẩm được trao giải báo chí “70 năm Quốc hội Việt Nam”

Lễ tổng kết và trao giải thưởng báo chí “70 năm Quốc hội Việt Nam” đã diễn ra trang trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối 28-12. Đến dự có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam…

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, đồng Trưởng ban tổ chức giải thưởng báo chí “70 năm Quốc hội Việt Nam” cho biết, đây là giải thưởng quan trọng và mang nhiều ý nghĩa, nhằm nâng cao hình ảnh của Quốc hội Việt Nam trong lòng cử tri và nhân dân cả nước; thông tin, tuyên truyền về vị trí, vai trò, chức năng của Quốc hội; phản ánh chính xác, kịp thời, hiệu quả về quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của Quốc hội...

Ban tổ chức đã lựa chọn, trao giải cho 34 tác phẩm trong tổng số 396 tác phẩm dự thi, trong đó có 4 giải A, 8 giải B, 10 giải C và 12 giải khuyến khích. Bốn giải A được trao cho các tác giả: GS-TS Đinh Xuân Dũng với loạt bài 2 kỳ về những giá trị cơ bản, cốt lõi của văn hóa trong Hiến pháp sửa đổi trên Báo Nhân dân cuối tuần; Đỗ Phú Thọ với loạt bài về nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật trên Báo Quân đội Nhân dân; Thanh Hà và nhóm phóng viên với loạt bài về tổng tuyển cử - dấu mốc lịch sử trong tiến trình xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa trên báo điện tử Đại biểu nhân dân và nhóm tác giả Hải Điệp - Phan Xanh - Anh Đức - Nguyễn Thành - Trần Ngọc với tác phẩm “Quốc hội năm 1946: Dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền” trên kênh truyền hình Quốc hội.

° Ngày 28-12, tại Hà Nội, Báo Thanh Niên đã tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày phát hành số báo đầu tiên (3-1-1986 - 3-1-2016) và đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất (lần thứ 2).

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định: “Trong suốt 30 năm phát triển và trưởng thành, Báo Thanh Niên đã chứng tỏ được sự trưởng thành, bản lĩnh, sự chính trực và có sức lan tỏa mạnh mẽ”. Phó Chủ tịch nước đề nghị Báo Thanh Niên tiếp tục phát huy bản sắc, đẩy mạnh đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; các tiêu cực và tệ nạn xã hội với một tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao; góp phần ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội...

(Theo SGGP)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

fb yt zl tw