2 trường hợp tuyển thẳng vào Trung học phổ thông

Theo Thông tư 02/2013/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT), kể từ ngày 22/3/2013, sẽ có 2 đối tượng học sinh được tuyển thẳng vào THPT.

Đây là điểm mới của Thông tư 02 so với quy định hiện hành tại Quyết định 12/2006/QĐ-BGDĐT.

Theo đó, tuyển thẳng vào THPT một số đối tượng gồm: Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú đã tốt nghiệp trung học cơ sở và học sinh là người dân tộc rất ít người.

Về phương thức tuyển sinh đối với THCS là xét tuyển. Còn đối với THPT theo ba phương thức: Xét tuyển; Thi tuyển; Kết hợp thi tuyển với xét tuyển.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ, ở cấp THPT, chỉ xét tuyển đối với các trường không có điều kiện tổ chức thi tuyển hoặc có số học sinh đăng ký tuyển sinh không vượt quá chỉ tiêu vào trường THPT. Điểm xét tuyển là tổng số điểm của điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập của 4 năm học ở trung học cơ sở và điểm cộng thêm cho đối tượng ưu tiên, khuyến khích.

Trường hợp thi tuyển thì tổ chức thi 3 môn gồm Toán, Văn và môn thứ 3. Thời gian làm bài hai môn Toán, Văn là 120 phút, môn thứ 3 là 60 phút.

Môn thứ 3 được chọn trong số những môn học còn lại, phù hợp cho các đối tượng tuyển sinh. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chọn và công bố môn thi thứ 3 sớm nhất 15 ngày trước ngày kết thúc năm học căn cứ biên chế năm học của Bộ.

Đề thi vào THPT nằm trong phạm vi chương trình THCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, chủ yếu ở lớp 9. Đề thi phải đảm bảo chính xác, rõ ràng, không sai sót, phân hóa được trình độ học sinh, phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi.

Đề thi và hướng dẫn chấm thi khi chưa được công bố là bí mật Nhà nước độ “Tối mật” theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Trong Thông tư mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định rõ các chế độ ưu tiên và khuyến khích trong tuyển sinh THPT. Cụ thể, cộng 3 điểm cho con liệt sĩ, con thương binh mất sức lao động 81% trở lên, con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên; cộng 2 điểm đối với con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng, con thương binh mất sức  lao động dưới 81%...

(Theo Chinhphu.vn)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Siết quản lý giám định pháp y tâm thần, quy trách nhiệm người đứng đầu

Siết quản lý giám định pháp y tâm thần, quy trách nhiệm người đứng đầu

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm quy định pháp luật, không để xảy ra tiêu cực trong giám định và điều trị bắt buộc bệnh tâm thần. Công điện nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu và tăng cường ứng dụng công nghệ, đảm bảo minh bạch trong hoạt động chuyên môn.

Nghệ thuật - cánh cửa mở ra thế giới của trẻ khuyết tật

Nghệ thuật - cánh cửa mở ra thế giới của trẻ khuyết tật

Không cần lời nói, không cần kỹ thuật, những đứa trẻ khuyết tật đã kể câu chuyện của mình bằng những nét vẽ đầy cảm xúc trong triển lãm Children Art Exhibition 2025 đang diễn ra tại TP Hồ CHí Minh. Ở đó, nghệ thuật không còn là đích đến thẩm mỹ, mà là cánh cửa đầu tiên, cũng có khi là duy nhất để các em bước ra thế giới, để xã hội nhìn vào và thấu hiểu. 

Bước chuyển trong thực hiện chính sách dân số

Bước chuyển trong thực hiện chính sách dân số

Ngày 11/7 hằng năm được lựa chọn là Ngày Dân số thế giới nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về các vấn đề dân số. Ngày Dân số thế giới năm 2025 có chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”, nhằm đẩy mạnh nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản.

Tên gọi mới từ lòng dân

Tên gọi mới từ lòng dân

Sau khi thực hiện chủ trương vận hành chính quyền địa phương hai cấp, người dân băn khoăn về sự trùng lặp tên gọi của các thôn, tổ dân phố. Vì vậy, các xã, phường trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã triển khai lấy ý kiến nhân dân về phương án đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố sau hợp nhất.

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Kỳ vọng từ gia đình và nhà trường ngày một lớn, nhiều học sinh đã và đang rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, mất động lực học tập, thậm chí có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn lo âu. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có sự thay đổi từ gia đình và nhà trường, hệ lụy tâm lý ở học sinh sẽ ngày càng nghiêm trọng.

fb yt zl tw