Ngày Xuân nghĩ về truyền thống gia đình

Ngày Tết Nguyên Đán là lễ hội của dân tộc và cũng là ngày hội của gia đình. Ý nghĩa đoàn tụ gia đình được thể hiện ngay từ đêm cúng Giao Thừa đến lễ cúng gia tiên ngày mùng một Tết, con cháu cùng sum họp…

Bao đời nay, dân tộc Việt Nam coi trọng truyền thống gia đình, coi gia đình là mái ấm, là chiếc nôi dưỡng dục con người từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành.

Ông cha ta đã tạo dựng một nền nếp gia phong như con cháu có hiếu với ông bà, cha mẹ; vợ chồng thủy chung, anh em đoàn kết thuận hòa, kính trên nhường dưới, nghĩa tình, yêu thương... Ðó là tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, gia đình Việt có những thay đổi nhưng nền nếp gia phong vẫn là cơ sở để gia đình Việt Nam phát triển.

Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng trong văn hóa người Việt. Dù ở thời điểm nào, giá trị văn hóa Tết vẫn luôn được bảo tồn và phát huy qua các phong tục truyền thống như: thăm mộ tổ tiên, gói bánh chưng, dọn dẹp nhà cửa đón tết; cúng giao thừa… Ngày Tết Nguyên Đán là lễ hội của dân tộc và cũng là ngày hội của gia đình. Ý nghĩa đoàn tụ được thể hiện ngay từ đêm cúng Giao Thừa đến lễ cúng gia tiên ngày mùng một Tết, con cháu cùng sum họp…

Việc đón Tết cổ truyền đã trở thành ngày hội đặc biệt trong gia đình, dòng họ. Công việc chuẩn bị cho ngày Tết thể hiện qua hình ảnh quây quần bên nồi nấu bánh chưng; hình ảnh những chợ hoa, chợ Tết tấp nập người mua sắm; trẻ em có quần áo mới; những ông đồ bày mực sẵn cho việc xin chữ; gia đình đoàn tụ, sum họp bên nhau những ngày Tết... Chính những điều đó đã làm nên giá trị truyền thống trong văn hóa của người Việt, đưa mọi người lại gần nhau hơn, làm đậm hơn tình cảm gia đình.

Ngày Tết là ngày của sự đoàn tụ, là ngày để mọi người trở về với gia đình của mình. Từ rất xa xưa, người Việt chúng ta đã biết thờ cúng ông bà, tổ tiên của mình. Dù có nghèo khó đến mấy, mọi gia đình đều cố gắng sắm sửa một vài mâm cỗ để cúng ông bà, tổ tiên, mời ông bà tổ tiên cùng về đón Tết với con cháu. Việc làm này đã tác động sâu sắc vào tâm thức của những người con đất Việt, nhắc nhở mọi người nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, làm cho lòng hiếu thảo trong mỗi người con được tiếp thêm sức mạnh, được nuôi lớn không ngừng.

Với người Việt, xưa nay, bữa cơm chính là khoảnh khắc sum họp, là nơi thể hiện sự tôn trọng, yêu thương, chăm sóc của mỗi thành viên trong gia đình. Con trẻ thể hiện sự kính trọng với ông bà, cha mẹ qua từng cử chỉ ăn uống. Bữa cơm sum họp ngày Tết càng trở nên đặc biệt bởi nó không chỉ đơn giản là cung cấp những món ăn có chất lượng cuộc sống mà còn giáo dục lối sống lành mạnh cho con cái. Bữa cơm ngày Tết được xem như là linh hồn của sự đoàn kết, yêu thương nuôi dưỡng tâm hồn con người, tạo nên tình cảm thắm thiết giữa các thế hệ trong gia đình. Đó cũng là lúc hai từ "sum họp” trọn vẹn ý nghĩa nhất. Bữa cơm gia đình ngày Tết trở thành kỷ niệm mà mỗi người luôn mang theo, trở thành hành trang trong lao động, học tập.

Năm mới thêm tuổi mới, cũng là dịp để con cháu tổ chức lễ mừng thọ ông bà cha mẹ lên các tuổi chẵn, tùy theo phong tục địa phương, có thể bắt đầu từ tuổi 60. Đây là một mỹ tục của dân tộc ta, thể hiện sự quan tâm, kính trọng của con cháu, của cộng đồng đối với người cao tuổi. Khi người già có mặt trong nhà với con cháu, đó là niềm hạnh phúc lớn. Lòng hiếu thảo không căn cứ vào mâm cao, cỗ đầy hay giá trị vật chất mà đặt lên trên hết là tình cảm gia đình, giáo dục con cháu bổn phận ăn ở có trước, có sau, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", hiếu lễ với ông bà, cha mẹ, nhân lên nét đẹp văn hóa "kính già, trọng lão" trong cộng đồng.

Một tập tục luôn được coi là nét đẹp truyền thống trong ứng xử của người Việt vào dịp Tết Nguyên đán là “Mùng Một tết cha, mùng Hai tết mẹ, mùng Ba tết thầy”. Đây là biểu hiện lòng kính trọng, biết ơn với cha mẹ đã có công sinh thành, với thầy giáo có công dưỡng dục. Biểu hiện ấy không chỉ là nét đẹp văn hóa dạy con người lòng biết ơn, sống có trước có sau mà còn thể hiện một xã hội có nền nếp, tôn ti trên dưới.

Bao đời nay, “Về quê ăn Tết” không phải là một khái niệm thông thường là đi hay về, mà là một cuộc hành hương về nơi cội nguồn, mảnh đất chôn nhau cắt rốn, mỗi năm chỉ có một lần. Sự sum vầy của gia đình Việt mỗi dịp tết cổ truyền không chỉ là câu chuyện của một gia đình và không chỉ mang nặng giá trị tình cảm. Đó còn là giá trị giáo dục đạo đức, văn hóa và cũng chính là vấn đề sống còn, bền vững của một quốc gia dân tộc. Giữ gìn nét đẹp truyền thống gia đình chính là góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống đương đại, làm cho mọi người càng thêm yêu quê hương, đất nước, càng gắn bó mật thiết với gia đình, với cộng đồng và sống có trách nhiệm hơn với quá khứ, với hiện tại và tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày hội việc làm - hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024

Ngày hội việc làm - hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024

Sáng 26/4, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội tư vấn việc làm, hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024 và ký kết hợp tác giữa Trung tâm GDNN-GDTX thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) và Trung tâm GDNN-GDTX huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu).

3 thiếu nhi xuất sắc của Lào Cai tham dự Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V

3 thiếu nhi xuất sắc của Lào Cai tham dự Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024, với sự tham gia của 200 thiếu nhi, 64 tổng phụ trách Đội trên toàn quốc. Trong đó tỉnh Lào Cai vinh dự có 3 thiếu nhi tham dự liên hoan.

Tự hào là thanh niên xung phong

Tự hào là thanh niên xung phong

70 năm đã qua, nhưng dư âm về Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn vang vọng mãi tới hôm nay. Hòa trong không khí cả nước hân hoan khúc tráng ca hào hùng của dân tộc hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp gặp gỡ, trò chuyện với một số thanh niên xung phong ngày ấy để nghe những câu chuyện của một thời đã qua.

Khắc phục hậu quả vụ tai nạn nghiêm trọng tại Nhà máy Xi-măng Yên Bái

Khắc phục hậu quả vụ tai nạn nghiêm trọng tại Nhà máy Xi-măng Yên Bái

Vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra chiều 22/4, tại Nhà máy Xi-măng Yên Bái, thuộc Công ty cổ phần Xi-măng và Khoáng sản Yên Bái, làm 7 người chết, 3 người bị thương, khiến dư luận bàng hoàng trước sự mất mát này. Sau 3 ngày xảy ra vụ việc, phóng viên Báo Nhân Dân trở lại đơn vị để làm rõ thông tin việc khẩn trương khắc phục hậu quả đáng tiếc trên.

Xử phạt một cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm tại thị xã Sa Pa

Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm số 1: Xử phạt một cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm tại thị xã Sa Pa

Thực hiện Kế hoạch số 202/KH-UBND ngày 5/4/2024 của UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm số 1 của tỉnh triển khai kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn các huyện Mường Khương, Bảo Yên và thị xã Sa Pa.

Khi học sinh đến trường bằng phương tiện công cộng

Khi học sinh đến trường bằng phương tiện công cộng

Hiện nay, một số trường tại Lào Cai đã phát triển hoạt động ô tô đưa đón học sinh. Cùng với đó, nhiều gia đình cũng lựa chọn xe buýt cho con đi học. Sử dụng phương tiện công cộng khi đến trường đang góp phần giảm lượng phương tiện tham gia giao thông vào giờ cao điểm, hạn chế ùn tắc giao thông và giúp phụ huynh tiết kiệm thời gian đưa đón con đi học.

fb yt zl tw