Yên Bái tăng cường giải pháp ổn định đời sống sau lũ

YBĐT - Đợt mưa lũ lịch sử vừa qua gây thiệt hại nặng nề đối với các huyện, thị phía Tây của tỉnh. Sau khi ổn định chỗ ở, đời sống nhân dân, chính quyền, bà con đang tích cực cải tạo đồng ruộng, khôi phục sản xuất với quyết tâm không để đất hoang.
Sau lũ, dân mất đất, mất mùa

Đến bản Hát, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu, quang cảnh sau lũ tan hoang, ngổn ngang đất đá và rác rưởi. Những thửa ruộng màu mỡ dọc suối Hát nay trơ toàn đá, thậm chí thành lòng suối. Một trong những điều trăn trở nhất đối với cấp ủy, chính quyền cơ sở là người dân nơi đây sẽ tiếp tục cuộc sống như thế nào khi ruộng vườn mất trắng, không còn đất để canh tác.

Gia đình chị Mè Thị Ngắm ở thôn Vũng Tàu từ trước đến nay, cuộc sống chỉ trông vào 3 sào ruộng nước. Vậy mà, trận lũ kinh hoàng đã cuốn phăng cả vụ mùa chưa thu hoạch, xóa sổ tất cả diện tích ruộng của chị. Trong xã cũng rất nhiều hộ rơi vào tình trạng như chị Ngắm. Theo thống kê, toàn xã bị thiệt hại khoảng 50 ha đất nông nghiệp. Nhiều hộ có nguy cơ đối mặt với cảnh cơ hàn khi mà vụ mùa mất trắng, đất sản xuất không còn.

Là địa bàn bị ảnh hưởng khá nặng do mưa lũ, nhất là sản xuất nông nghiệp, cánh đồng khu vực bản Đường, xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn trước đây màu mỡ bao nhiêu, từng là "bờ xôi, ruộng mật" thì giờ đây tiêu điều, xơ xác. Toàn xã có 23,4 ha/157 ha ngô đông đã bị vùi lấp không thể khôi phục; ngoài ra, nhiều diện tích bị vùi lấp một phần, gẫy đổ, một số diện tích ruộng bị sạt trôi hoàn toàn. Đợt mưa lũ vừa qua, huyện Văn Chấn có 66 ha lúa bị thiệt hại, trong đó có 22 ha đất ruộng sạt lở không thể khôi phục, trên 260 ha ngô, rau màu bị ngập, úng... ước thiệt hại trên 311 tỷ đồng, trong đó riêng sản xuất nông nghiệp thiệt hại trên 7 tỷ đồng.

Tại thị xã Nghĩa Lộ, theo thống kê chưa đầy đủ, trận lũ khiến 108 ha cây vụ đông bị ngập, trong đó 54,2 ha bị thiệt hại hoàn toàn, ruộng bị vùi lấp trên 22,2 ha, đất ruộng bị sạt lở cuốn trôi trên 3,7 ha, đất thủy sản bị vùi lấp 1.300 m2.
Không để ruộng đất bỏ hoang

Ông Chu Quốc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ cho biết, để khôi phục sản xuất, đối với diện tích ngô, rau màu, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, vùi lấp thì nơi nào có khả năng khôi phục được sẽ vận động nhân dân nhanh chóng khôi phục; diện tích không khôi phục được thì tập trung cải tạo để chuẩn bị sản xuất vụ xuân. Nếu khả năng cải tạo không được thì sẽ đề nghị chuyển sang trồng màu để đảm bảo an ninh lương thực, nhất quyết không để ruộng bỏ hoang. Những diện tích bị vùi lấp sâu, sẽ san gạt trồng cây màu; đồng thời, xin ý kiến tỉnh chuyển đổi sang hình thức khác phù hợp nhằm đảm bảo người dân vẫn có thu nhập trên diện tích đó.

Đối với huyện Văn Chấn, ngay sau khi nước rút, huyện chỉ đạo tăng cường cán bộ về các xã để kiểm tra, chỉ đạo các địa phương hướng dẫn nhân dân khẩn trương hót dọn đất đá, cát bồi lắng, cải tạo đồng ruộng để khôi phục sản xuất. Những diện tích không thể khắc phục được, chuyển sang trồng ngô và rau màu. Những diện tích bị vùi lấp sâu không thể cải tạo được sẽ vệ sinh, dọn dẹp đồng ruộng để trồng các loại rau màu...
Đối với những diện tích nuôi trồng thủy sản bị vỡ, huyện chỉ đạo bà con gia cố lại bờ ao để tiếp tục nuôi; tập trung cải tạo kênh mương đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, chống úng cho những diện tích còn lại; tu sửa chuồng trại chăn nuôi. Tổ chức rà soát, thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại về sản xuất nông nghiệp đến từng hộ dân để trình UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí ổn định sản xuất.

Đối với xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu, lãnh đạo xã đề nghị Nhà nước quan tâm đến khắc phục thủy lợi và nhanh chóng có biện pháp khôi phục cũng như khảo sát, tìm kiếm đất sản xuất cho người dân. Đồng thời, mong được các cấp, ngành tạo điều kiện hỗ trợ kè lại 2 bờ suối Hát và khôi phục dòng chảy để người dân không còn bị nguy hiểm do mưa lũ”.
Cần giải pháp căn cơ và sự hỗ trợ, đầu tư đồng bộ

Ông Trần Thế Hùng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ: "Ngành đã thành lập và tiếp tục duy trì 2 đoàn công tác tiến hành kiểm tra tình hình dịch bệnh, trồng trọt, đàn gia súc, gia cầm sau mưa lũ tại huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, thị xã Nghĩa Lộ; tổng hợp, báo cáo thiệt hại để trình UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ kinh phí kịp thời để nhân dân sớm ổn định sản xuất, chăn nuôi”.
Ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các địa phương dọn dẹp, cải tạo các diện tích canh tác bị đất đá vùi lấp; đồng thời, chủ động về giống, cơ cấu cây trồng hợp lý. Sở sẽ phối hợp chỉ đạo về chuyên môn để các huyện, thị triển khai đảm bảo sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực. Đến nay, các địa phương đã chủ động dọn dẹp, vệ sinh các khu ngập lụt, bị bồi lấp cũng như tổng hợp, đề xuất về kinh phí hỗ trợ giống cho nhân dân, nhanh chóng ổn định cuộc sống. Tỉnh cũng đã rà soát, tổng hợp đề nghị trung ương hỗ trợ trên 16.000 kg lúa giống, 10.000 kg ngô giống với kinh phí trên 1,4 tỷ đồng…

Trước những thiệt hại nặng nề của thiên tai, các cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên môn cũng cần làm tốt việc tuyên truyền, vận động bà con, họ hàng có người thân mất đất sản xuất nên san sẻ, đổi đất canh tác cho nhau để có đất sản xuất, đảm bảo đời sống lâu dài. Tiến hành rà soát, kiểm tra kỹ các diện tích rừng nghèo kiệt, diện tích có nguồn nước để khai hoang thành đất nông nghiệp. Khảo sát, đánh giá thiệt hại trên đất ruộng bị ảnh hưởng của lũ để xác định các vị trí có thể khôi phục bằng thiết bị máy móc hoặc thủ công…
Về lâu dài, người dân mong muốn chính quyền xem xét hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản... để khôi phục lại sản xuất; hỗ trợ thuốc, vật tư xử lý môi trường và phòng chống các loại bệnh dịch bùng phát. Chính phủ và tỉnh, các ngân hàng nên tạo điều kiện giúp đỡ để người dân được tiếp cận vốn ưu đãi, có giải pháp căn cơ đảm bảo về sinh kế... Có như vậy, mới sớm giúp đồng bào bị thiên tai ổn định sản xuất và đời sống và phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Sau đợt mưa lũ vừa qua, diện tích lúa, hoa màu toàn tỉnh bị thiệt hại là 922 ha; trong đó, diện tích lúa, đất ruộng bị thiệt hại 227,7 ha (diện tích ruộng bị sạt lở không khắc phục được 99ha; đất ruộng bị vùi lấp có thể khắc phục được 63,4 ha; diện tích lúa bị thiệt hại hoàn toàn trên 70% là 66 ha); ngô, hoa màu, rau màu bị thiệt hại 694,5 ha (diện tích ngô, rau màu bị vùi lấp 25 ha; diện tích ngô, rau màu bị thiệt hại hoàn toàn trên 70% là 282 ha; ngô, rau màu bị thiệt hại nặng từ 30 - 70% là 11 ha; ngô, rau màu bị thiệt hại nhẹ dưới 30% là 33 ha; cây trồng vụ đông bị ngập, chủ yếu ngô, rau màu là 344 ha); Thiệt hại về gia súc, gia cầm trên 18.700 con... tổng giá trị thiệt hại về nông nghiệp ước tính trên 11 tỷ đồng.

Thiên Cầm - Quyết Thắng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng nhẫn tăng mạnh

Giá vàng nhẫn tăng mạnh

Sáng nay (13/7), giá vàng miếng SJC đứng im tại mốc 121,5 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh, cao nhất lên mức trên mốc 119 triệu đồng/lượng.

Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt

Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt

Bộ Tài chính cho biết, công tác phân bổ và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 đang được triển khai tích cực, bám sát mục tiêu, định hướng đề ra; trong đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.

Hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng bị thu thuế VAT tự động từ 1/8

Hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng bị thu thuế VAT tự động từ 1/8

Cục Hải quan vừa công bố kế hoạch triển khai Thông tư 29/2025 của Bộ Tài chính, về cơ chế thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ (dưới 1 triệu đồng), được vận chuyển thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh, bắt đầu áp dụng chính thức từ ngày 1/8/2025.

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Trong bước tiến mới hướng đến du hành không gian bền vững, các nhà khoa học thuộc dự án Moon-Rice đang phát triển giống lúa siêu nhỏ, giàu protein, có khả năng sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực. Đây là nỗ lực hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ Italy và ba trường đại học nước này nhằm tạo ra nguồn lương thực tươi giàu dưỡng chất cho các phi hành gia.

Một phiên giao dịch của Ngân hàng CSXH tại xã Tân Lĩnh (mới).

Tăng cường "làm hồ sơ tại nhà, giải ngân tại xã"

Ngay sau khi sáp nhập, Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Lào Cai đảm bảo duy trì 319 điểm giao dịch trên toàn tỉnh, với phương châm “gần dân, sát cơ sở” nhằm tạo thuận lợi để các hộ dân tiếp cận với tín dụng chính sách thuận lợi, hiệu quả.

Khẩn trương thi công Trạm biến áp 500kV Lào Cai

Khẩn trương thi công Trạm biến áp 500kV Lào Cai

Để đảm bảo hoàn thiện toàn bộ dự án đồng bộ với đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đơn vị thi công gói thầu Trạm biến áp 500kV Lào Cai đang tập trung nhân lực, phương tiện thi công đồng loạt các hạng mục.

Công bố quy hoạch phục vụ xây dựng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Công bố quy hoạch phục vụ xây dựng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 11/7, tại Nhà văn hóa thôn Hòa Lạc, xã Gia Phú đã tổ chức công bố Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; triển khai thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án san gạt mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật Khu Thống Nhất phục vụ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng đang mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông thôn tại nhiều địa phương trong tỉnh bởi không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt tại những nơi có diện tích rừng tự nhiên lớn trên địa bàn tỉnh.

Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Lào Cai: Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Từ đầu năm đến nay, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai đã tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 71 hợp tác xã (HTX) (trong đó tỉnh Lào Cai (cũ) hỗ trợ thành lập 14 HTX; tỉnh Yên Bái (cũ) hỗ trợ thành lập 57 HTX), nâng tổng số hợp tác xã toàn tỉnh lên trên 1.400 với khoảng 41.600 thành viên; 3 liên hiệp HTX, trên 8.400 tổ hợp tác với gần 64 nghìn thành viên.

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

fb yt zl tw