Yên Bái: Gần 3 tỷ đồng cho Quỹ Khuyến học

YBĐT - Cần đẩy mạnh hơn nữa phong trào gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học - đồng chí Hoàng Thương Lượng - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã phát biểu như vậy tại Hội nghị tổng kết công tác Khuyến học năm 2009 và triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2010.

Trong năm, các cấp Hội đã hưởng ứng, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học; đẩy mạnh thi đua khuyến học cả trong và ngoài nhà trường. Tích cực vận động các tổ chức, lực lượng xã hội của địa phương và T.Ư hỗ trợ trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó; học sinh đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện.

Đến nay, toàn tỉnh đã huy động được 2 tỷ 775 triệu 520 nghìn đồng, riêng Hội Khuyến học tỉnh vận động được 241 triệu 620 nghìn đồng, trao 540 xuất học bổng và tổ chức khen thưởng cho 54 đơn vị, cá nhân với tổng số kinh phí gần 34 triệu đồng.

Để đẩy mạnh công tác Khuyến học, Hội đã tăng cường phối hợp với Sở GD&ĐT xây dựng phát triển Trung tập học tập cộng đồng ở các xã, phường, thị trấn. Nhờ có sự phối hợp tốt, nên đến nay đã thành lập được 169/180 Trung tâm học tập cộng đồng ở 9/9 huyện, thị, thành phố và huy động được gần 900 nghìn lượt người tham gia học tập…

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Hoàng Thương Lượng đã ghi nhận và biểu dương những kết quả mà Hội Khuyến học đã đạt được, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế mà Hội cần khắc phục.

Đồng chí yêu cầu, trong thời gian tới, Hội Khuyến học cần: tiếp tục quán triệt chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị 29/CP của Chính phủ, Chỉ thị 18-CT/TU của Tỉnh uỷ Yên Bái về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập”;  chủ động phối hợp nghành GD&ĐT và các tổ xã hội thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Hội cần tiếp tục xây dựng, tổ chức hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học tập trong nhân dân;  thường xuyên phối hợp với Uỷ Ban MTTQ và các tổ chức xã hội vận động các tầng lớp nhân dân, phụ huynh học sinh hiến đất, giải phóng mặt bằng, đóng góp xây dựng cơ sở vật chất. Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, đặc biệt chú ý đến phong trào này ở vùng sâu, xa, vùng dân tọc ít người…

        Hồng Oanh

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Kỳ vọng từ gia đình và nhà trường ngày một lớn, nhiều học sinh đã và đang rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, mất động lực học tập, thậm chí có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn lo âu. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có sự thay đổi từ gia đình và nhà trường, hệ lụy tâm lý ở học sinh sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Văn Bàn lan toả sự quan tâm từ chính quyền tới người dân

Văn Bàn lan toả sự quan tâm từ chính quyền tới người dân

Xã Văn Bàn trên cơ sở sáp nhập từ 5 xã Sơn Thủy, Khánh Yên Thượng, Làng Giàng, Hòa Mạc và thị trấn Khánh Yên từ 1/7. Sau gần 2 tuần vận hành, Trung tâm phục vụ hành chính công xã Văn Bàn đã tiếp nhận 247 hồ sơ thủ tục hành chính, 100% hồ sơ được giải quyết nhanh chóng, đúng hẹn.

fb yt zl tw