Xử lý nghiêm người sử dụng xung điện, chất nổ đánh bắt cá

UBND thành phố Lào Cai vừa có văn bản chỉ đạo lực lượng chức năng và chính quyền địa phương tăng cường công tác tuần tra, phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng xung điện, chất nổ đánh bắt cá.

A2.jpg
A1.jpg
Nhiều người dùng kích điện bắt cá trên sông Hồng.

Theo đó, UBND thành phố Lào Cai giao các xã, phường tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Công an xã, phường thành lập tổ kiểm tra (trong đó, chủ tịch UBND xã, phường làm tổ trưởng) thường xuyên kiểm tra, rà soát những đối tượng trên địa bàn sử dụng xung điện, chất nổ đánh bắt thủy sản, kiên quyết tịch thu tang vật, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Công an thành phố Lào Cai phối hợp với các xã, phường quản lý chặt chẽ các nguồn chất nổ, kíp nổ, dây cháy chậm dưới mọi hình thức; mở các đợt cao điểm đột xuất kiểm tra để kịp thời ngăn chặn, kiên quyết xử lý các đối tượng sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại chất nổ, xung điện theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian qua, trên địa bàn thành phố Lào Cai vẫn còn tình trạng người dân sử dụng xung điện, chất nổ để đánh bắt cá tại các sông, suối. Việc đánh bắt cá bằng xung điện, chất nổ là nguyên nhân chính làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái; là hành vi nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng con người.

Hành vi đánh bắt cá bằng xung điện, chất nổ vi phạm vào Khoản 7, Điều 7 Luật Thủy sản năm 2017 và sẽ bị xử phạt theo Điều 28, Nghị định 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Dùng xung điện, kích điện đánh cá bắt cá bị xử lý thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ khoản 1, khoản 5 Điều 28 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 28 Nghị định 42/2019/NĐ-CP. Như vậy, người đánh bắt cá bằng xung điện, kích điện sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng và tịch thu công cụ xung điện, kích điện. Đối với tổ chức, khi thực hiện hành vi đánh bắt cá bằng xung điện, kích điện sẽ bị phạt từ 6 triệu đến 10 triệu đồng (khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP).

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Tại khoản 1 Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản như sau:

Người nào sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản dẫn đến các trường hợp sau đây:

- Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015;

- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quyết liệt phòng chống tội phạm trên biên giới

Quyết liệt phòng chống tội phạm trên biên giới

Thực hiện đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (từ ngày 15/5 - 15/6) và đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm về ma tuý trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai hưởng ứng "Tháng hành động phòng, chống ma túy" (từ ngày 1 - 30/6), lực lượng Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã tăng cường, quyết liệt triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm ở khu vực biên giới.

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho chủ cơ sở kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm tại huyện Hoài Đức.

Phòng, chống hàng giả, hàng nhái:Đồng bộ nhiều giải pháp, siết chặt kiểm soát thị trường

Với mục tiêu xác lập môi trường thương mại minh bạch, an toàn, đồng thời duy trì cuộc chiến với hàng giả như một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt trên không gian thương mại điện tử để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Vấn nạn săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên, tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh một bộ phận nhỏ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, phần lớn đối tượng trong lĩnh vực này đều vì lợi nhuận mà nhắm mắt đưa chân, tham gia vào các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera cúc áo truyền ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera cúc áo truyền ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Ngày 27/6, Công an tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước; Chiếm đoạt bí mật nhà nước”, xảy ra sáng 26/6, trong thời gian thi môn Ngữ Văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Hội đồng thi Trường THPT Thăng Long, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà.

fb yt zl tw