Xóa nợ thuế phải minh bạch, công bằng

Chiều 29-10, Quốc hội đã họp ở tổ về hai dự án: Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi) và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tham gi ý kiến vào dự án luật.

Vấn đề được hầu hết các đại biểu quan tâm là nên hay không việc xóa nợ thuế cho các doanh nghiệp (DN) và nếu xóa nợ thuế phải công khai, minh bạch, cũng như công bằng với các DN khác.

Không xóa để bình đẳng hay xóa có điều kiện?

Tại dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế ở nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế, Chính phủ đề nghị Quốc hội thông qua việc xóa nợ thuế đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) để góp phần thúc đẩy thực hiện kế hoạch cổ phần hóa, giao, bán, khoán, sắp xếp lại. Trong đó, đối tượng gây tranh cãi là nhóm DNNN thuộc danh sách sắp xếp lại hoặc chuyển đổi sở hữu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà hiện có số nợ thuế lớn hơn hoặc bằng số lỗ lũy kế của DNNN.

Đóng góp ý kiến về dự án Luật này, đại biểu Nguyễn Công Bình, Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái băn khoăn việc ngân sách nhà nước hiện đang rất khó khăn, thì liệu việc sửa đổi lần này có ảnh hưởng như thế nào đến kính thích phát triển sản xuất và thu ngân sách; đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần có giải trình đánh giá tác động khi sửa đổi dự án Luật.

Hà Thái Thọ (ghi)

Không đồng tình với đề nghị này, đại biểu (ĐB) Trần Hoàng Ngân (thành phố Hồ Chi Minh - TPHCM) cho rằng, điều này sẽ dẫn đến sự không công bằng với các thành phần kinh tế khác. Với các DN thuộc diện xóa nợ thuế thì có cổ phần hóa thu được bao nhiêu cũng là về ngân sách nên “thà minh bạch thì tốt hơn, truy thu đến cùng và làm rõ trách nhiệm”. Chính phủ cần cho biết thêm việc xóa nợ thuế là bao nhiêu tiền để các ĐB cân nhắc quyết định. Vấn đề quan trọng là phải minh bạch. 

ĐB Nguyễn Ngọc Hòa (TPHCM), Huỳnh Ngọc Ánh (TPHCM) cũng đồng tình với việc không xóa nợ vì cho rằng điều này không hợp lý nếu đặt cạnh các DN khác. ĐB Huỳnh Ngọc Ánh cho rằng, để công bằng với các DN khác thì DNNN nợ cũng phải trả kể cả khi cổ phần hóa. Nhà đầu tư mua cổ phần DN phải có trách nhiệm kế thừa.

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TPHCM) bày tỏ: “Đồng tình làm chính sách là để tháo gỡ khó khăn nhưng nếu điều đó không minh bạch, rõ đối tượng thì cần phải xem xét. Không thể để chính sách bị lợi dụng cho nhóm lợi ích. Kinh doanh có lời, lỗ do khách quan, chủ quan phải minh bạch”. Chia sẻ quan điểm này, ĐB Trần Du Lịch, cho rằng, việc bỏ thuế phải kèm theo điều kiện. Do đó, Chính phủ phải báo cáo rõ bao nhiêu DN được xóa nợ, số tiền bao nhiêu và cần phải có báo đánh giá tác động về lợi ích việc này ra sao.

Đồng tình với ý kiến của ĐB Trần Du Lịch, ĐB Đặng Thành Tâm (TPHCM), cho rằng, nếu việc xóa nợ không vi phạm các cam kết quốc tế thì có thể làm. Bởi lẽ, xóa nợ thuế để có thể bán cổ phần lần đầu ra công chúng thuận lợi hơn, Nhà nước thu được nhiều hơn còn nếu DN lỗ sẽ có giá trị DN thấp, bán khó, DN đó cũng khó vay vốn ngân hàng và đối tác nhìn vào DN sẽ không dám hợp tác thì DN càng khó khăn hơn.

Xem lại chiến lược công nghiệp ô tô

Theo ĐB Trần Du Lịch, xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi, theo lộ trình hội nhập ASEAN thì đến năm 2018 thuế nhập khẩu sẽ còn 0%. Việt Nam mấy chục năm nay không có nội địa hóa ô tô vì chúng ta không làm được hai điểm nhấn quan trọng của ô tô động cơ và hộp số. Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cơ bản là lắp ráp. Đến 2019 thuế thấp thì khoảng cách để cạnh tranh ô tô trong và ngoài nước không đáng kể, điều này dẫn đến nguy cơ những hãng trong nước không sản xuất mà nhập khẩu ô tô về để bán.

“Về nguyên tắc, tôi ủng hộ việc tăng thuế dòng ô tô dung tích trên 2.000cm³ ủng hộ nhưng dòng xe dung tích dưới 2.000cm³ nếu cắt giảm mạnh thuế liệu các hãng ô tô trong nước có tồn tại. Để trả lời câu hỏi này cần phải có đánh giá tác động. Với người tiêu dùng, họ ủng hộ việc cắt giảm thuế nhưng ở tầm quốc gia thì cũng cần phải tính toán là có cần thiết duy trì ngành công nghiệp ô tô với sản phẩm là dòng xe dung tích xi lanh nhỏ nữa hay không?” - ĐB Trần Du Lịch nói. Cũng theo ĐB Trần Du Lịch, không nên chia quá nhỏ dung tích các loại xe để đánh thuế mà nên theo hướng dòng xe dung tích xi lanh dưới 1.500cm³ thành một nhóm thay vì dung tích xi lanh dưới 1.000cm³ như dự thảo (chỉ chiếm 10% thị phần) và cũng do dòng xe này phù hợp với đường sá Việt Nam.

ĐB Bùi Thị An (Hà Nội), cũng cho rằng, chính sách nên khuyến khích giảm thuế cho xe ô tô có dung tích xi lanh nhỏ nhưng không nên phân nhiều bậc như quy định của Chính phủ (dưới 2.000cm³ chia thành 3 mức). Còn với xe dung tích lớn, tiêu thụ năng lượng nhiều thì cần tăng thuế lên.

Tuy nhiên, ĐB Đinh Văn Nhã (Phú Yên), Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, băn khoăn, xe ô tô dung tích dưới 1.000cm³ thì thuế giảm nhưng chỉ phù hợp với đồng bằng, còn xe trên 2.000cm³ thì miền núi, vùng Tây Bắc, có nhu cầu sử dụng nhiều, nhưng thuế cao sẽ khiến việc sở hữu gặp khó khăn.

(Theo SGGP)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai duyệt văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai duyệt văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thực hiện chương trình công tác, sáng 11/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai đã họp xét duyệt văn kiện, chương trình, tài liệu Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Tư lệnh Hải quân kiểm tra công tác chuẩn bị cho Lễ diễu binh trên biển nhân dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Tư lệnh Hải quân kiểm tra công tác chuẩn bị cho Lễ diễu binh trên biển nhân dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Chiều 10/7, tại Khánh Hòa, đoàn công tác của Quân chủng Hải quân do Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tư lệnh Hải quân làm Trưởng đoàn, đã đến kiểm tra tại Lữ đoàn Không quân Hải quân 954.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10

Về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội đề nghị chỉ trình Quốc hội xem xét, thông qua những nội dung cấp bách để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong điều hành kinh tế-xã hội; còn những dự án luật dự kiến cho ý kiến lần đầu và thông qua theo quy trình 2 kỳ họp thì nên để lại đến nhiệm kỳ sau.

Phát động đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Phát động đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Sáng 10/7, tại thôn Xả Hồ, xã Xuân Quang, tỉnh Lào Cai, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức Lễ phát động đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.

Đoàn công tác Sở Dân tộc và Tôn giáo làm việc với UBND xã Y Tý

Đoàn công tác Sở Dân tộc và Tôn giáo làm việc với UBND xã Y Tý

Ngày 10/7, Đoàn công tác của Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Lào Cai do đồng chí Nguyễn Quốc Luận, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo và triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 tại xã Ý Tý.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành nội chính Đảng

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành nội chính Đảng

Sáng 10/7, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tiếp, kết hợp trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 ngành nội chính Đảng; quán triệt, triển khai Kết luận chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp.

Tháo gỡ các vướng mắc, có cơ chế để phát huy hơn nữa nguồn lực từ đất đai

Tháo gỡ các vướng mắc, có cơ chế để phát huy hơn nữa nguồn lực từ đất đai

Sáng 10/7, tại Trụ sở Chính phủ, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai.

“5 cùng” - Hành trình phát triển bền vững

“5 cùng” - Hành trình phát triển bền vững

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tạo dấu ấn đậm nét với tinh thần “5 cùng” - cùng đi, cùng đến, cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng - như kim chỉ nam cho hợp tác quốc tế bền vững, bao trùm và công bằng.

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Mặc dù trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã và luôn dành những nguồn lực tốt nhất, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

Chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.

fb yt zl tw