Xiếc Việt thắng lớn tại Liên hoan Xiếc Thế giới IDOL

Tham gia Liên hoan Xiếc Thế giới “IDOL” lần thứ 8 năm 2024 tại Moscow, Liên bang Nga, tiết mục “Đu nón 4 nữ” của Liên đoàn Xiếc Việt Nam vừa xuất sắc giành Huy chương Bạc. Đây là lần đầu tiên xiếc Việt giành huy chương tại sân chơi đẳng cấp thế giới này.

2.jpg
Tiết mục "Đu nón 4 nữ" của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.

Liên hoan Xiếc Thế giới “IDOL” lần thứ 8 diễn ra từ ngày 18 đến 22/7 tại rạp xiếc Great Moscow State Circus, rạp xiếc lớn nhất của Thủ đô Moscow, quy tụ sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ xiếc tài năng đến từ 17 quốc gia: Nga, Kazakhstan, Guatemala, Peru, Philippines, Trung Quốc, Bulgaria, Mông Cổ, Việt Nam, Ba Lan, Mỹ, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức...

Liên hoan Xiếc Thế giới “IDOL” đã được tổ chức liên tục từ năm 2013 đến năm 2019. Và sau 5 năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, Liên hoan mới được tổ chức lại vào năm 2024. Ban tổ chức đã chọn lọc kỹ lưỡng từ các clip, video được các đoàn xiếc nổi tiếng trên thế giới gửi về để lựa chọn 24 tiết mục đặc sắc nhất tham dự Liên hoan.

Chung cuộc, Ban tổ chức trao 1 giải Grand Fix, 3 Vàng, 3 Bạc và 4 Đồng cho các đội dự thi. Trong đó, tiết mục “Đu nón 4 nữ” của Liên đoàn Xiếc Việt Nam vinh dự giành Huy chương Bạc. Đây là huy chương đầu tiên của Việt Nam tại kỳ liên hoan xiếc quốc tế lớn nhất tại Liên bang Nga.

“Đu nón 4 nữ” do Nghệ sĩ Nhân dân Tống Toàn Thắng, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam đạo diễn, nghệ sĩ Đức Tài phụ trách kỹ thuật, với phần biểu diễn của 4 nữ nghệ sĩ: Chu Hồng Thúy, Phạm Thị Hướng, Lưu Thị Hường, Lô Ngọc Thúy.

Tiết mục của Việt Nam được đánh giá cao vì thể hiện được các động tác khó với kỹ thuật điêu luyện.
Tiết mục của Việt Nam được đánh giá cao vì thể hiện được các động tác khó với kỹ thuật điêu luyện.

Nghệ sĩ Nhân dân Tống Toàn Thắng cho biết, tiết mục của Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá cao vì có động tác khó, kỹ thuật điêu luyện, đòi hỏi diễn viên phải biến hóa liên tục và có sự phối hợp cực kỳ ăn ý. Đặc biệt, các nghệ sĩ thực hiện động tác đu trên cao nhưng không cần dây bảo vệ. Cách dàn dựng tiết mục đã làm nổi bật màu sắc văn hóa Việt Nam kết hợp âm nhạc hòa tấu violon...

Tại Liên hoan Xiếc Thế giới “IDOL” lần thứ 8, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam được mời tham gia Hội đồng giám khảo Liên hoan. Đây cũng là lần đầu tiên có đại diện Việt Nam trong danh sách Hội đồng giám khảo Liên hoan này. Ở vai trò giám khảo, Nghệ sĩ Nhân dân Tống Toàn Thắng chia sẻ, ông cũng có những đánh giá tương đồng với Hội đồng giám khảo khi chấm cho những tiết mục xuất sắc tại Liên hoan.

Trước đó, Nghệ sĩ Nhân dân Tống Toàn Thắng từng thành công với tiết mục “Đu Son” dàn dựng cho hai nữ nghệ sĩ Chu Hồng Thúy và Phạm Thị Hướng, được trao giải “Vương miện Vàng” tại Liên hoan quốc tế Công chúa Xiếc diễn ra ở Liên bang Nga cuối tháng 10/2022.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nữ nhà báo ra mắt tiểu thuyết về tình yêu vượt qua đại dịch

Nữ nhà báo ra mắt tiểu thuyết về tình yêu vượt qua đại dịch

Sau tiểu thuyết 2 tập đầu tay “Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh” ra mắt cách đây 3 năm, tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh tiếp tục cho ra đời “Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi”, tiểu thuyết về tình yêu đôi lứa, tình yêu cuộc sống vượt qua bối cảnh của những năm tháng đại dịch khi vaccine chưa phủ diện rộng.

Tôn vinh phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong phim tài liệu 'Vì họ là người lính'

Tôn vinh phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong phim tài liệu 'Vì họ là người lính'

"Vì họ là người lính" là bộ phim tài liệu do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất với nội dung kể về những vất vả, gian khổ của người lính trong thời bình. Tiếp nối truyền thống anh hùng của người lính Bộ đội Cụ Hồ, thế hệ sau vẫn tận tâm, tận hiến, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Quân đội giao phó.

Khi múa đương đại tìm đến yếu tố dân tộc

Khi múa đương đại tìm đến yếu tố dân tộc

Trong bối cảnh hội nhập và giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ, cũng như nhiều lĩnh vực khác, nghệ thuật múa Việt Nam cần tiếp thu hơi thở, nhịp điệu mới để phù hợp cuộc sống đương đại. Nhưng, hòa nhập đòi hỏi không được hòa tan là vấn đề cấp thiết và “chìa khóa” để giải mã vấn đề này không gì khác chính là tìm về yếu tố văn hóa, bản sắc truyền thống của cha ông. Đó là lý do nhiều tác phẩm múa đương đại Việt Nam đang lựa chọn hướng đi tích hợp giữa tính dân tộc và hiện đại.

Hành trình quảng bá âm nhạc H'Mông

Hành trình quảng bá âm nhạc H'Mông

Là người dân tộc H’Mông, sinh ra và lớn lên trên vùng cao nguyên đá Ðồng Văn (tỉnh Hà Giang), Ly Mí Cường hiện đang theo học hệ trung cấp sáu năm chuyên ngành nhạc cụ truyền thống tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Lựa chọn di sản văn hóa của dân tộc mình làm điểm tựa, Ly Mí Cường bền bỉ trên hành trình lưu giữ và lan tỏa âm nhạc dân tộc H’Mông, từ cao nguyên đá đến các sân khấu trong nước và quốc tế.

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Vinh danh 10 'Gia đình trẻ hạnh phúc' năm 2024

Vinh danh 10 'Gia đình trẻ hạnh phúc' năm 2024

Tối 27/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tổ chức Lễ tuyên dương “Gia đình trẻ hạnh phúc” năm 2024 với chủ đề “Bên nhau, mình là nhà”.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Trong thời đại công nghệ số, dữ liệu được lưu giữ và truyền tải nhanh chóng, thuận lợi, ứng dụng trên mọi lĩnh vực. Với văn học, thơ ca việc phát triển tác phẩm trên nền tảng số giúp nhà văn, nhà thơ kết nối dễ dàng với độc giả. Các diễn giả, nhà thơ đã cùng nhau chia sẻ ý kiến về những vấn đề này tại tọa đàm "Thơ ca trong thời đại công nghệ số và phương thức đưa sáng tác đến công chúng".

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Thời gian gần đây, Hội Nhà văn Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực trong đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Nhiều tác phẩm văn học trong nước được dịch, đoạt giải thưởng và đáng chú ý, đã có một đội ngũ nhà văn trẻ ưa khám phá, đổi mới, nhập cuộc sôi nổi bằng tâm thế công dân toàn cầu.

fbytzltw