Xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT: Nhà giáo nghỉ hưu tiếp tục công tác vẫn được xét tặng danh hiệu

Theo thông tư về việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (NGND), Nhà giáo ưu tú (NGƯT) mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành, nhà giáo của các trường công lập đã nghỉ hưu vẫn tiếp tục tham gia công tác giảng dạy, quản lý tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập cũng thuộc đối tượng xét tặng danh hiệu.

Thông tư quy định, người được xét tặng danh hiệu NGND cần được Nhà nước phong tặng danh hiệu NGƯT từ 6 năm trở lên; có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên. Cán bộ quản lý giáo dục phải có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên trong đó có 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy...

NGƯT cần có ít nhất 7 năm là chiến sĩ thi đua cơ sở trong đó có 3 năm liên tục liền kề năm đề nghị xét tặng danh hiệu và có ít nhất 1 lần được công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, cấp bộ hoặc được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, hoặc 3 lần được tặng Bằng khen của tỉnh, bộ đối với giáo viên, giảng viên (đối với vùng có điều kiện tinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giáo viên, cán bộ quản lý cần có ít nhất 5 năm đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở). Cán bộ quản lý giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên trong đó có 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy…

Trước ngày 5/6 của năm xét tặng, Hội đồng cấp bộ, ban, ngành phải gửi hồ sơ lên Hội đồng xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT cấp Nhà nước. Hội đồng cấp tỉnh, Hội đồng Đại học và các đơn vị trực thuộc Bộ GD-ĐT gửi hồ sơ trước ngày 5/4 của năm xét tặng.

(Theo HNMO)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

fb yt zl tw