Xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

LCĐT - Việc triển khai các tiêu chí trong xây dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật giúp tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đồng thời giúp các địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Phường Cốc Lếu (thành phố Lào Cai) có hơn 23.000 nhân khẩu, cư trú tại 36 tổ dân phố. Bà Bùi Thị Phượng, Phó Chủ tịch UBND phường Cốc Lếu cho biết: Để thực hiện mục tiêu xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, hằng năm, UBND phường xây dựng kế hoạch triển khai tới cán bộ, công chức, phân công nhiệm vụ cho từng đầu mối phụ trách, thường xuyên rà soát việc triển khai thực hiện các tiêu chí.

Xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ảnh 1
Cán bộ phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính.

Như việc thực hiện tiêu chí tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật, phường Cốc Lếu đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân bằng nhiều hình thức; tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành trên hệ thống loa truyền thanh, cổng thông tin điện tử của phường, khi người dân đến thực hiện các thủ tục hành chính; lồng ghép trong các hội nghị tuyên vận. Năm 2022, phường Cốc Lếu tiếp tục được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật với tổng điểm của 5 tiêu chí là 83/100 điểm.

Tại xã Xuân Quang (huyện Bảo Thắng), thực hiện các chỉ tiêu trong xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022, xã luôn quan tâm công tác hòa giải ở cơ sở; nâng cao trách nhiệm tự học tập, tìm hiểu pháp luật của công dân; giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, đảng viên nhằm nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật. Thực hiện tiêu chí số 3 về hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, xã Xuân Quang hiện có 19 tổ hòa giải, với 92 hòa giải viên. Năm 2022, các tổ hòa giải thành 16/16 vụ việc. Qua chấm điểm các chỉ tiêu trong tiêu chí số 3 của xã Xuân Quang đều đạt mức cao.

Ngày 22/7/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 25 quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022, quy định xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gồm 5 tiêu chí, 20 chỉ tiêu. Các tiêu chí gồm: Ban hành văn bản theo thẩm quyền để tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn; tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý; thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; tổ chức tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, thủ tục hành chính; bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Tổng số điểm tối đa của các tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là 100 điểm.

Xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật khi có đủ các điều kiện tổng số điểm của các tiêu chí đạt từ 80 điểm trở lên; tổng số điểm của từng tiêu chí đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên; trong năm đánh giá, không có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền xã, phường, thị trấn bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên cơ sở Quyết định số 25 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn. Sở Tư pháp, UBND các huyện, thành phố, thị xã ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 25, thực hiện tiêu chí tiếp cận pháp luật gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, thôn kiểu mẫu, đô thị văn minh.

Hết năm 2022, toàn tỉnh có 141/152 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt 92,7%; tăng 2 đơn vị cấp xã so với năm 2021. Các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Bảo Yên có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Theo đánh giá, nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong thời gian qua được nâng lên, qua đó, góp phần giúp UBND xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo nề nếp, chất lượng, hiệu quả hơn; tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật và tiếp cận thông tin của người dân, nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân trên địa bàn. 

Qua thực hiện các chỉ tiêu và đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật giúp chính quyền các địa phương thấy được những bất cập, hạn chế trong chỉ đạo, điều hành, triển khai các nhiệm vụ chuyên môn để có giải pháp khắc phục. Qua đó góp phần tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, thực thi nhiệm vụ chuyên môn của chính quyền địa phương; nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức.
 

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Công an Điện Biên phối hợp phá nhiều đường dây ma túy tại Lào, thu gần 2 tấn ma túy

Công an Điện Biên phối hợp phá nhiều đường dây ma túy tại Lào, thu gần 2 tấn ma túy

Chiều 1/7, Công an tỉnh Điện Biên cho biết, trong tháng 6/2025, Tổ công tác thường trực của Công an tỉnh Điện Biên phối hợp Công an các tỉnh nước bạn Lào phá nhiều đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia; thu giữ hơn 2 tấn ma túy các loại; bắt giữ 17 đối tượng.

Bắt giữ nhóm đối tượng sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Bắt giữ nhóm đối tượng sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Ngày 30/6/2025, Công an tỉnh Lào Cai cho biết đơn vị đang tiếp tục điều tra mở rộng chuyên án liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của Công ty tài chính TNHH Một thành viên Mirae Asset (Việt Nam) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Quyết liệt phòng chống tội phạm trên biên giới

Quyết liệt phòng chống tội phạm trên biên giới

Thực hiện đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (từ ngày 15/5 - 15/6) và đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm về ma tuý trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai hưởng ứng "Tháng hành động phòng, chống ma túy" (từ ngày 1 - 30/6), lực lượng Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã tăng cường, quyết liệt triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm ở khu vực biên giới.

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho chủ cơ sở kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm tại huyện Hoài Đức.

Phòng, chống hàng giả, hàng nhái:Đồng bộ nhiều giải pháp, siết chặt kiểm soát thị trường

Với mục tiêu xác lập môi trường thương mại minh bạch, an toàn, đồng thời duy trì cuộc chiến với hàng giả như một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt trên không gian thương mại điện tử để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Vấn nạn săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên, tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh một bộ phận nhỏ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, phần lớn đối tượng trong lĩnh vực này đều vì lợi nhuận mà nhắm mắt đưa chân, tham gia vào các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera cúc áo truyền ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera cúc áo truyền ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Ngày 27/6, Công an tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước; Chiếm đoạt bí mật nhà nước”, xảy ra sáng 26/6, trong thời gian thi môn Ngữ Văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Hội đồng thi Trường THPT Thăng Long, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà.

fb yt zl tw