Xác lập kỷ lục thế giới cho Bộ sưu tập "Tâm Trà Diệu Bảo"

Ngày 28/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) được sự ủy quyền của Liên minh Kỷ lục thế giới (WorldKings) và Hiệp hội Kỷ lục Thế giới (WRA) đã tổ chức Lễ công bố xác lập kỷ lục thế giới cho Bộ sưu tập "Tâm Trà Diệu Bảo" của bà Ngô Thị Thanh Tâm (Thành phố Hồ Chí Minh) là Bộ sưu tập ấm - chén trà Tử sa ở nhiều niên đại có số lượng nhiều nhất thế giới.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Xác lập kỷ lục thế giới cho Bộ sưu tập "Tâm Trà Diệu Bảo" ảnh 1

Bà Ngô Thị Thanh Tâm (giữa) tiếp nhận Bằng Kỷ lục thế giới, Huy hiệu và Cup của Tổ chức WorldKings, công nhận kỷ lục thế giới cho Bộ sưu tập "Tâm Trà Diệu Bảo".

Bộ sưu tập "Tâm Trà Diệu Bảo" của bà Ngô Thị Thanh Tâm gồm hơn 1.000 ấm trà Tử sa gồm nhiều loại, được tuyển chọn công phu, kỹ lưỡng và được làm nên bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân nổi tiếng thuộc làng nghề thủ công Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc thực hiện, có niên đại từ thời nhà Thanh cho đến ngày nay.

Xác lập kỷ lục thế giới cho Bộ sưu tập "Tâm Trà Diệu Bảo" ảnh 2

Bà Ngô Thị Thanh Tâm (phải) tiếp nhận Bằng xác lập kỷ lục thế giới cho Bộ sưu tập "Tâm Trà Diệu Bảo" của Hiệp hội Kỷ lục Thế giới (WRA).

Ấm Tử sa là loại ấm trà làm từ đất sét tử sa khai thác ở vùng Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Tử sa - đất cát màu tím (theo nghĩa đen) là tên gọi của loại đất sét đặc biệt chỉ có ở vùng Nghi Hưng này. Đất sét tử sa thường gặp 3 loại chính: đất màu tím, đất màu xanh và đất màu đỏ. Ngoài ra còn có thể có loại đất màu vàng, màu đỏ cam, màu vàng nhạt… Ấm Tử sa được ca ngợi là loại ấm tốt nhất dùng để pha trà, bởi về công năng đặc biệt có từ chất liệu và cách thức chế tạo.

Xác lập kỷ lục thế giới cho Bộ sưu tập "Tâm Trà Diệu Bảo" ảnh 3

Bộ sưu tập "Tâm Trà Diệu Bảo" gồm hơn 1.000 ấm - chén Tử sa có nhiều niên đại và kiểu dáng đa dạng.

Bà Ngô Thị Thanh Tâm, người đã được nhận bằng tôn vinh Trà sư đã dành hơn 30 năm cho niềm đam mê sưu tầm trà và ấm trà. Bà đã tổ chức nhiều lớp giới thiệu, dạy về trà, ấm trà, kỹ thuật pha trà với mong muốn xây dựng, phát triển văn hóa trà, qua đó góp phần thúc đẩy, xây dựng đời sống văn hóa xã hội lành mạnh, tốt đẹp.

Xác lập kỷ lục thế giới cho Bộ sưu tập "Tâm Trà Diệu Bảo" ảnh 4

Một trong những bộ ấm trà đặc sắc trong Bộ sưu tập "Tâm Trà Diệu Bảo".

Nhân dịp này, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng trao Bằng chứng nhận vì sự nghiệp bảo tồn và phát triển văn hóa phi vật thể cho Bộ sưu tập "Tâm Trà Diệu Bảo" của Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm.

Xác lập kỷ lục thế giới cho Bộ sưu tập "Tâm Trà Diệu Bảo" ảnh 5

Đại diện Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam trao Bằng chứng nhận vì sự nghiệp bảo tồn và phát triển văn hóa phi vật thể cho Bộ sưu tập "Tâm Trà Diệu Bảo" của Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm.

Trước đó, tháng 10/2022, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã ủy quyền cho Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố xác nhận kỷ lục châu Á cho Bộ sưu tập “Tâm Trà Diệu Bảo” là bộ sưu tập ấm chén Tử sa ở nhiều niên đại, có số lượng nhiều nhất châu Á. Bộ sưu tập “Tâm Trà Diệu Bảo” cũng đã được công nhận là bộ sưu tập ấm - chén trà Tử sa có số lượng và kiểu dáng nhiều nhất Việt Nam.

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh thi vị về chiếc đèn ông sao

Hình ảnh thi vị về chiếc đèn ông sao

Những ngày trung thu đang cận kề, nhằm giáo dục cho trẻ về văn hóa đón trung thu, một nhóm phụ huynh đã rủ nhau về ngoại ô chẻ tre, cắt dán giấy kính làm đèn ông sao. Ngày nay, khi chiếc lồng đèn bị 'hiện đại hóa' với pin, phát nhạc thì việc nhóm phụ huynh ngồi vót tre bên cạnh dòng kênh, chỉ cho các cháu nhỏ cắt, dán... đã tạo nên hình ảnh thi vị.

Ký ức mùa trăng

Ký ức mùa trăng

Tiến sĩ Phan Đăng Long, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho hay, đã thành truyền thống bao đời nay, hằng năm, đến ngày Rằm tháng Tám (âm lịch), người dân nhiều nước thuộc khu vực Đông Á, Đông Nam Á thường có tập quán vui đón Tết Trung thu.

Đưa tiểu cảnh vào nhà

Đưa tiểu cảnh vào nhà

Cuộc sống càng hiện đại, con người càng muốn được gần gũi với thiên nhiên. Vì thế, tiểu cảnh trong nhà đang là xu hướng trang trí của nhiều gia đình, góp phần tạo điểm nhấn cho không gian ngôi nhà và mang lại cảm giác thư thái cho mọi người.

Trung thu đang thành tết của người lớn?

Trung thu đang thành tết của người lớn?

Người được mệnh danh “thần đồng thơ” một thuở tiết lộ: “Tôi có đến 3 bài thơ về trăng đều viết vào dịp trung thu. Đó là bài “Trông trăng”; “Trăng sáng sân nhà em”; “Trăng ơi từ đâu đến”.

Nhà văn Ma Văn Kháng: Gừng càng già càng cay

Nhà văn Ma Văn Kháng: Gừng càng già càng cay

Ở tuổi 87, nhà văn Ma Văn Kháng vừa trở lại với văn đàn với tập truyện ngắn 'Chim trời bay về sau cơn mưa'. Qua tác phẩm, ông vẫn cho thấy dấu ấn văn chương của mình, đúng như kiểu 'gừng càng già càng cay' vậy.

Vị đoàn viên

Vị đoàn viên

Ở thời điểm này, người ta quan tâm nhiều về thị trường bánh trung thu của năm nay, xem có những lựa chọn nào, hương vị nào mới lạ. Một mùa trăng đoàn viên nhưng nhắc nhiều chắc cũng chỉ có chuyện ăn gì, đi chơi ở đâu… Đôi khi cái bánh tròn đầy, đủ vị nhưng giá trị đoàn viên thì cứ phai nhạt dần.

Việt Nam trong mắt nhiếp ảnh gia

Việt Nam trong mắt nhiếp ảnh gia

Cuộc thi ảnh Thiêng liêng cờ Tổ quốc lần 3 do Báo Người Lao Động tổ chức với giải nhất 30 triệu đồng, giải nhì 20 triệu đồng... Tổng kết mỗi quý, ban tổ chức sẽ công bố những bức ảnh lọt vào vòng sơ khảo.

Câu chuyện sự cố ẩm thực và bảo vệ thương hiệu du lịch văn hóa

Câu chuyện sự cố ẩm thực và bảo vệ thương hiệu du lịch văn hóa

Vừa qua, gần 150 du khách đã phải nhập viện, điều trị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Phượng, trong đó có 30 khách nước ngoài. Đến nay, toàn bộ người bị ngộ độc đã xuất viện. Chủ cơ sở sản xuất bánh mì Phượng đã có thư xin lỗi gửi đến khách hàng, đăng trên Fanpage của tiệm, Facebook cá nhân bà chủ Trương Thị Phượng...

fb yt zl tw