Xã Tòng Sành: Nhiều hướng đi giúp người dân nâng cao thu nhập

LCĐT - Thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền xã Tòng Sành (huyện Bát Xát) đã chủ động chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp, tìm ra hướng đi phù hợp để nâng cao thu nhập cho người dân.

Thực hiện Nghị quyết số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, xã Tòng Sành đã lựa chọn cây quế và phát triển đàn lợn đen làm sản phẩm chủ lực. Hiện 6/6 thôn của xã đã phát triển mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa. Việc xây dựng và hỗ trợ các mô hình phát triển kinh tế đã tạo điều kiện, phát huy tính chủ động, tích cực của người dân.

Người dân chăm sóc cây quế.
Người dân chăm sóc cây quế.

Gia đình chị Chảo Sử Mẩy (thôn Chu Cang Hồ) chọn trồng rừng là hướng đi trong phát triển kinh tế. Năm 2019, chị Mẩy được chính quyền xã cho đi tham quan, học tập kinh nghiệm trồng quế tại huyện Bảo Thắng. Nhận thấy cây quế có tiềm năng phát triển và phù hợp, gia đình chị đã đưa vào trồng trên diện tích đất mà trước đó trồng ngô kém hiệu quả. Sau 3 năm trồng, gần 2 ha quế của gia đình chị sinh trưởng và phát triển tốt, kỳ vọng đem lại nguồn thu ổn định trong tương lai.

Xã Tòng Sành: Nhiều hướng đi giúp người dân nâng cao thu nhập ảnh 2
Người dân Tòng Sành thu nhập từ cây dược liệu.

Không chỉ gia đình chị Chảo Sử Mẩy, nhiều hộ dân khác trong xã đã nghe theo sự vận động của chính quyền, chuyển đổi đất nương đồi trồng cây khác kém hiệu quả sang trồng quế. Đến nay, trên địa bàn xã đã phát triển gần 150 ha cây quế, hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho người dân.

Bên cạnh sản phẩm chủ lực là cây quế, chính quyền xã cũng tìm hướng đi “lấy ngắn nuôi dài” với những cây trồng một vụ phù hợp.

Gia đình chị Lò Lở Mẩy (thôn Chu Cang Hồ) là một trong những hộ thực hiện hiệu quả mô hình kinh tế mới ở xã Tòng Sành. Trước đây, gia đình chị Mẩy thuộc diện khó khăn. Khi được chính quyền xã tạo điều kiện vay vốn ngân hàng và khuyến khích phát triển kinh tế hộ, chị đã mạnh dạn đưa cây dưa hấu về trồng trên đất ruộng một vụ. Với 2 sào dưa trồng thử nghiệm ban đầu, đến nay diện tích đã tăng lên 6 sào, đem lại thu nhập hơn 50 triệu đồng/vụ. Từ hiệu quả kinh tế đem lại, chị Mẩy vận động thêm các gia đình khác trong thôn liên kết sản xuất, mở rộng diện tích dưa để thành vùng hàng hóa.

Chị Lò Lở Mẩy chia sẻ: Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng, tôi có điều kiện mở rộng sản xuất theo quy mô hàng hóa. Khi có sản phẩm với số lượng lớn, tôi bán buôn cho các cửa hàng trong và ngoài huyện, nhờ vậy mới tiêu thụ được nhiều và có thu nhập ổn định.

Ông Tẩn Láo Sử, Bí thư Đảng ủy xã Tòng Sành cho biết, trước đây người dân chủ yếu trồng lúa một vụ. Chính quyền xã đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân đưa cây dưa hấu vào trồng tăng vụ. Đến nay, diện tích dưa hấu của xã đạt hơn 20 ha, sản lượng trung bình đạt 190 tấn/năm, giá trị đạt khoảng 2 tỷ đồng/năm. 

Bên cạnh đó, phát huy truyền thống lấy lá thuốc của người Dao đỏ, gần chục năm gần đây, việc khai thác dược liệu dưới tán rừng đã giúp người dân trong xã tăng thu nhập. Hiện trên địa bàn xã có 3 tổ bảo vệ rừng và thu hái cây dược liệu tại các thôn Chu Cang Hồ, Tả Tòng Sành và Séo Tòng Sành với sự tham gia của 63 thành viên. Tham gia mô hình, các thành viên tích cực bảo vệ diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, biết cách khai thác hợp lý kết hợp với trồng mới cây thuốc dưới tán rừng. Từ đó, mỗi hộ dân có thêm thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm từ thu hái lá thuốc và tiền khoán bảo vệ rừng.

Đường giao thông được đổ bê tông, giúp người dân đi lại thuận lợi.
Đường giao thông được đổ bê tông, giúp người dân đi lại thuận lợi.

Bí thư Đảng ủy xã Tẩn Láo Sử cho biết thêm: Xuất phát điểm của xã khi mới bắt tay xây dựng nông thôn mới còn thấp do địa hình phức tạp, dân cư thưa, tỷ lệ hộ nghèo cao... Để vượt qua những khó khăn đó, Đảng ủy, UBND xã xác định nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đường giao thông phục vụ sản xuất, xây dựng mô hình kinh tế phù hợp. Xã phân công cán bộ phụ trách từng thôn, tổ chức tuyên truyền, tư vấn về các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện kinh tế, diện tích đất của từng hộ. Đến nay, mô hình kinh tế chủ lực của xã đã tương đối rõ ràng với gần 150 ha cây quế, hơn 20 ha dưa hấu, đàn lợn đen bản địa khoảng 1.300 con. Thời gian tới, xã sẽ huy động tối đa nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp để hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là cải thiện đời sống của người dân. Hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp, trong đó chú trọng xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản địa phương. Phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân của người dân trong xã đạt 30 triệu đồng/năm, tăng 9,5 triệu đồng so với hiện nay.                  

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

fb yt zl tw