WHO tìm nguyên nhân bệnh tay - chân - miệng gia tăng

Theo đại diện của WHO, tổ chức này đang trong quá trình điều tra sát sao để tìm ra nguyên nhân tiềm tàng làm gia tăng đột biến dịch bệnh tại Việt Nam

Bệnh tay - chân - miệng ngày một bùng phát, lây lan khiến nhiều tỉnh, thành trong tình trạng lo ngại. Trước thực trạng này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng với Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (USCDC) đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế Việt Nam trong việc xác định nguyên nhân của sự tăng cao bất thường về số mắc và tử vong do bệnh tay - chân - miệng, đồng thời điều tra các đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay chân miệng tại Việt Nam.

Phóng viên VOV phỏng vấn Tiến sỹ Baba Tunde Olowokure, Trưởng nhóm Giám sát và ứng phó các bệnh mới nổi thuộc Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam về vấn đề này.

PV: Thưa ông, việc ra thông cáo báo chí chung giữa Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế Việt Nam mới đây về bệnh tay - chân - miệng có ý nghĩa như thế nào?

Tiến sỹ Baba Tunde Olowokure: Tổ chức Y tế Thế giới cùng với Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đang hỗ trợ các nỗ lực của Bộ Y tế Việt Nam để ngăn ngừa kiểm soát và điều trị bệnh tay - chân - miệng. Việc ra thông cáo báo chí chung giữa Bộ Y tế Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới nhằm củng cố quan hệ đối tác của chúng tôi, cũng như những nỗ lực nhằm khắc phục sực lây lan của căn bệnh này.

Thông cáo báo chí được ban hành ngay sau khi Bộ Y tế Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới xác nhận được con số chính thức của số ca mắc và số ca tử vong được báo cáo, cũng như thiết lập các biện pháp phòng ngừa để truyền thông thích hợp đến công chúng.

Chúng tôi có những hợp tác về dịch tễ, phòng thí nghiệm, truyền thông, kiểm soát dịch bệnh và nghiên cứu để tăng cường hỗ trợ về phòng ngừa, điều trị tốt hơn cho bệnh nhân tay chân miệng.

PV: Đến nay, WHO đã xác định được nguyên nhân dẫn đến sự tăng cao bất thường về số ca mắc và tử vong do bệnh tay chân miệng tại Việt Nam hay chưa?

Tiến sỹ Baba Tunde Olowokure
Tiến sỹ Baba Tunde Olowokure

Tiến sỹ Baba Tunde Olowokure: WHO và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đang trong quá trình thu thập những dữ liệu về dịch tễ học, về các ca mắc tay - chân - miệng tại Việt Nam. Hiện tại chúng tôi chưa có thông tin chính xác và cụ thể về nguyên nhân tăng cao bất thường dịch bệnh này.

Tuy nhiên, việc dịch bệnh này tăng không xảy thường xuyên và cũng không thấy thường xuyên ở các nước khác. Có nhiều lý do để giải thích cho điều này, một trong những lý do là trẻ em trong nhóm tuổi này chưa được tiêm phòng và từ trước tới nay chưa phơi nhiễm với căn bệnh này. Tuy nhiên chúng tôi vẫn trong quá trình điều tra sát sao để tìm ra nguyên nhân tiềm tàng khác và sẽ có thông tin chính thức ngay sau khi có kết quả.

PV: Hiện nay chúng ta chưa có vacine phòng bệnh tay - chân - miệng. Trong tương lai việc nghiên cứu, sản xuất vacine có được đặt ra không, thưa ông?

Tiến sỹ Baba Tunde Olowokure: Hiện Trung Quốc đang nghiên cứu để sản xuất ra vacine phòng bệnh tay - chân - miệng. Tuy nhiên, đây là tương lai trong 5 năm tới. Còn hiện tại chưa có vacine để phòng chống loại virus gây ra bệnh này nên vẫn chú trọng về về truyền thông giáo dục, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân.

PV: Ông đánh giá như thế nào về việc phòng chống bệnh tay - chân - miệng tại Việt Nam thời gian qua?

Tiến sỹ Baba Tunde Olowokure: Tổ chức Y tế Thế giới hoan nghênh Bộ Y tế Việt Nam đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa với những nỗ lực giảm sự lây lan bệnh tay - chân - miệng. Các thông điệp phòng chống được chú trọng và tất cả các chính quyền địa phương, các bộ, ngành liên quan đã được hướng dẫn để tăng cường các biện pháp phòng ngừa kiểm soát đối với bệnh tay chân miệng. Thêm vào đó là các hướng dẫn chính thức về việc giám sát phòng ngừa điều trị căn bệnh này cũng được gửi tới các cơ sở y tế.

Bộ Y tế đã triển khai 84 khoá đào tạo về giám sát phòng ngừa và kiểm soát bệnh tay chân miệng. Các thành viên tham gia bao gồm các nhân viên y tế dự phòng ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã cũng như là giáo viên mầm non. Ngoài ra còn có chiến dịch nâng cao nhận thức đang được diễn ra trên toàn quốc được truyền thông trên phương tiện thông tin đại và nhấn mạnh sự cần thiết sử dụng các biện pháp vệ sinh tốt, đặc biệt là hành vi rửa tay với nước và xà phòng./.

Xin cảm ơn ông!.

(Theo VOV)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

fb yt zl tw