WHO: COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm

Đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm gần 2 năm trong giai đoạn 2019-2021, xóa bỏ một thập kỷ tiến bộ của thế giới trong nỗ lực tăng tuổi thọ. Đây là một phần nội dung trong nghiên cứu thống kê y tế thế giới hằng năm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/5.

Một trạm xét nghiệm virus COVID-19 lưu động tại thành phố Tel Aviv, Israel, tháng 1-2022. Ảnh tư liệu: Vũ Hội/TTXVN
Một trạm xét nghiệm virus COVID-19 lưu động tại thành phố Tel Aviv, Israel, tháng 1-2022. Ảnh tư liệu: Vũ Hội/TTXVN

Nghiên cứu của WHO nêu rõ đại dịch COVID-19 đã đảo ngược xu hướng gia tăng ổn định về tuổi thọ và tuổi thọ khỏe mạnh. Tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,8 năm xuống còn 71,4 tuổi, tương đương mức của năm 2012. Nghiên cứu cho biết thêm, tuổi thọ khỏe mạnh trung bình cũng đã giảm 1,5 năm xuống còn 61,9 năm vào năm 2021, tức cũng bằng mức của năm 2012.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy mức độ nghiêm trọng hơn những phát hiện của một nghiên cứu được công bố trên Lancet hồi tháng 1 rằng tuổi thọ trung bình giảm 1,6 năm trong đại dịch. Trong nghiên cứu được công bố trên Lancet, các nhà khoa học cho biết COVID-19 có "tác động sâu sắc hơn" đến tuổi thọ so với bất kỳ sự kiện nào khác trong nửa thế kỷ qua.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định những con số này nhấn mạnh tầm quan trọng của thỏa thuận an ninh toàn cầu về đại dịch đang được đàm phán tại Geneva (Thụy Sĩ) để tăng cường an ninh y tế toàn cầu, đồng thời bảo vệ các khoản đầu tư dài hạn vào y tế và thúc đẩy công bằng trong và giữa các quốc gia.

Các nhà nghiên cứu của Lancet ước tính rằng COVID-19 là nguyên nhân dẫn đến hơn 15,9 triệu ca tử vong giai đoạn 2020-2021, do virus gây ra hoặc do hệ thống y tế chữa trị bị gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh này.

Tuy nhiên, nghiên cứu của WHO cho biết tình trạng tuổi thọ giảm có sự khác biệt theo khu vực địa lý. Báo cáo cho biết châu Mỹ và Đông Nam Á là những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với tuổi thọ giảm khoảng 3 năm. Tây Thái Bình Dương là khu vực bị ảnh hưởng ít nhất, với tuổi thọ chỉ giảm 0,1 năm.

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những bước tiến của y tế tuyến huyện

Những bước tiến của y tế tuyến huyện

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đều ưu tiên bố trí nguồn lực thỏa đáng đầu tư phát triển sự nghiệp y tế, trong đó y tế tuyến huyện được đặc biệt quan tâm. Cùng với đó, các đơn vị y tế tuyến huyện đã phát huy nội lực, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.

Y học Việt Nam: Những lần chạm đến đỉnh cao!

Y học Việt Nam: Những lần chạm đến đỉnh cao!

Nếu tìm minh chứng cho sự vượt khó, vươn lên về khoa học, kỹ thuật của người Việt Nam thì lĩnh vực y tế sẽ có nhiều ví dụ sinh động, thuyết phục. 79 năm qua kể từ ngày đất nước hoàn toàn độc lập, ngành Y tế đã gánh vác trọng trách chăm sóc sức khỏe toàn dân trong bối cảnh đất nước trải qua hai cuộc chiến tranh, cấm vận kéo dài.

Đảm bảo công tác y tế dịp nghỉ Lễ 2/9

Đảm bảo công tác y tế dịp nghỉ Lễ 2/9

Trao đổi với phóng viên, bà Phạm Bích Vân, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024, các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 4 ngày. Để đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ lễ, Sở Y tế đã yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt công tác phòng dịch, đảm bảo khám, cấp cứu người bệnh và an toàn thực phẩm, góp phần đảm bảo cho Nhân dân, du khách có kỳ nghỉ lễ an toàn.

Giới nghiên cứu: Virus gây bệnh đậu mùa khỉ đang biến đổi nhanh hơn bình thường

Giới nghiên cứu: Virus gây bệnh đậu mùa khỉ đang biến đổi nhanh hơn bình thường

Theo giới nghiên cứu, biến thể mới của virus gây bệnh đậu mùa khỉ (mpox) được gọi là clade 1b lây lan ở CHDC Congo và các nước láng giềng đang biến đổi nhanh hơn dự đoán và thường xảy ra ở những khu vực thiếu nguồn lực để thực hiện các biện pháp giám sát và phòng ngừa dịch bệnh.

fbytzltw