WHO cảnh báo COVID-19 vẫn đang tiếp tục lây lan

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã lên tiếng cảnh báo về sự lây lan của dịch COVID-19 khi mà các cuộc tụ tập trong các dịp lễ hội và biến thể JN.1 thống trị toàn cầu đã thúc đẩy sự lan rộng của COVID-19 trên toàn thế giới vào tháng 12 năm ngoái.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus.

Phát biểu trong một cuộc họp báo trực tuyến ở Geneva (Thụy Sĩ), ông Ghebreyesus dẫn số liệu thống kê cho thấy, gần 10.000 ca tử vong do COVID-19 đã được báo cáo lên WHO trong tháng 12/2023, trong khi tỷ lệ nhập viện tăng 42% và tỷ lệ điều trị tích cực ICU tăng 62% so với tháng trước đó.

Theo đánh giá của người đứng đầu WHO, xu hướng này bắt nguồn từ dữ liệu được chia sẻ bởi chưa đầy 50 quốc gia, chủ yếu ở châu Âu và châu Mỹ. Tổng Giám đốc WHO đánh giá: “Chắc chắn cũng có chiều hướng gia tăng ở những nước khác mà không được báo cáo. Giống như các chính phủ và cá nhân thực hiện những biện pháp phòng ngừa các dịch bệnh khác, tất cả chúng ta đều phải tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa chống dịch COVID-19”.

Theo lập luận của ông Ghebreyesus, dù 10.000 ca tử vong do COVID-19 ghi nhận được mỗi tháng là ít hơn nhiều so với thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch, tuy nhiên con số này có thể được giảm nhẹ nếu chúng ta có sự phòng ngừa. Do vậy, WHO tiếp tục kêu gọi các cá nhân tiêm chủng, xét nghiệm, đeo khẩu trang khi cần thiết và đảm bảo không gian trong nhà được thông gió tốt.

Hiện COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, song virus vẫn đang lây lan, biến đổi và gây ra nhiều ca tử vong. WHO khẳng định, biến thể JN.1 hiện đang thống trị trên thế giới. Đây là biến thể phụ nhánh BA.2.86 của Omicron, vì vậy các loại vaccine hiện nay vẫn có tác dụng bảo vệ nhất định. Việc tiêm vaccine có thể không giúp con người tránh được nguy cơ nhiễm bệnh, nhưng chắc chắn có thể làm giảm đáng kể khả năng phải nhập viện hoặc tử vong.

Tiêm chủng phòng chống dịch COVID-19.

Đồng quan điểm, Trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về COVID-19, bà Maria Van Kerkhove cho rằng, sự gia tăng các bệnh về đường hô hấp trên toàn cầu là do virus corona, cúm, rhovirus (một loại virus chính gây hội chứng cảm lạnh thông thường ở người) và viêm phổi.

“Chúng tôi dự đoán những xu hướng đó sẽ tiếp tục kéo dài từ tháng 1 đến những tháng mùa đông ở bán cầu Bắc” – chuyên gia của WHO cảnh báo.

Theo số liệu thống kê, số ca mắc COVID-19, chủ yếu do biến thể JN.1, đang tăng nhanh trở lại tại nhiều nước trên thế giới trong thời gian cuối năm 2023, đầu năm 2024. Các nước châu Âu liên tục ghi nhận những con số “kỷ lục” về tốc độ tăng ca mắc cúm và COVID-19. Trong khi đó, tại châu Á, ngày 10/1, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo quốc gia này đã ghi nhận thêm 605 trường hợp nhiễm COVID-19, trong khi số ca nhiễm bệnh đã giảm xuống còn 3.643 trường hợp.

dangcongsan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw