'Vui Tết độc lập' tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong các ngày từ 1 đến 4/9, nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, nhiều hoạt động mang đậm nét bản sắc văn hóa các dân tộc sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, với chủ đề 'Vui Tết độc lập'.

Trình diễn dân vũ tại không gian dân tộc Ê-đê và Bana, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Trình diễn dân vũ tại không gian dân tộc Ê-đê và Bana, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Chương trình hoạt động có sự tham gia của hơn 100 nghệ nhân sinh sống tại Làng và 75 người thuộc 4 dân tộc đến từ 3 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và Sơn La.

Hoạt động điểm nhấn của sự kiện là Chợ vùng cao Vui Tết độc lập với không gian chợ được tái hiện cùng các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, không gian ẩm thực, sản vật với sắc màu của các dân tộc Mông, Nùng, Thái, Tày, Dao, Khơ Mú...

Trung tâm của chợ vùng cao là các gian hàng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La... trưng bày giới thiệu các sản vật dân tộc: rau củ quả: măng ớt, măng khô, quả móc mật…, các loại gia vị đặc trưng hoa hồi, thảo quả, các món ăn đặc trưng như thắng cố, rượu ngô mèn mén, lợn sữa quay móc mật, vịt quay, phở chua, bánh cuốn trứng...; xôi nếp bảy màu, gà nướng, thịt lợn, cơm lam, cá nướng...), giới thiệu văn hóa, du lịch của tỉnh Cao Bằng, Sơn La, Lạng Sơn (trưng bày ảnh, sách, tờ rơi quảng bá du lịch tỉnh Cao Bằng, Sơn La, Lạng Sơn); giới thiệu và bán thổ cẩm của dân tộc Mông, Thái, Dao, Khơ Mú... (trang phục, khăn, vòng tay, đồ lưu niệm).

Đánh chiêng đón khách tại làng Mường.

Đánh chiêng đón khách tại làng Mường.

Không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc cũng được tái hiện với các điệu múa khèn của người Mông, múa sư tử mừng Tết Độc lập của người Nùng, hát giao duyên, sli, lượn, cọi của đồng bào Thái, Tày, giới thiệu lịch sử, quy trình, nguyên liệu, chế biến một số món ăn dân tộc đặc trưng độc đáo như nấu rượu, làm xôi ngũ sắc, dệt vải...

Ngoài ra, còn có triển lãm ảnh “Sắc màu vùng cao” với khoảng hơn 100 bức ảnh được trưng bày dọc tuyến đường vào chợ vùng cao, trong đó có 40 bức do Ban Quản lý Khu các làng dân tộc phát huy từ bộ tư liệu ảnh trước đây đã trưng bày triển lãm, 40 ảnh của Lạng Sơn, Sơn La và 40 ảnh của Cao Bằng.

Tại không gian chợ, khách tham quan cũng được giới thiệu, xem trình diễn nghề rèn Phúc Sen tỉnh Cao Bằng, nghệ thuật múa Sư tử mèo của dân tộc Nùng (Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia), kết hợp không gian trải nghiệm làm mặt nạ sư tử…của các nghệ nhân dân tộc Nùng, Lạng Sơn.

Khách tham quan còn được trải nghiệm chương trình dân ca, dân vũ “Vui Tết Độc lập”, cùng các lễ hội truyền thống như Lễ cưới của dân tộc Nùng, nghi thức rước ma giữ lửa của đồng bào dân tộc Mông.

Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 14/5/2025, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành 2 quyết định: Quyết định số 1352/QĐ-BVHTTDL và 1353/QĐ-BVHTTDL công bố việc đưa Nghi lễ cúng rừng của người Pa Dí (huyện Mường Khương) và nghề đan lát của người Tày (xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Thời gian qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động ký kết hợp tác quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Dù cánh cửa hợp tác đã rộng mở, nhưng dường như văn học nước nhà vẫn đang loay hoay tìm hướng tiếp cận hiệu quả với độc giả toàn cầu...

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Tối 12/5, Tuần lễ phim Việt Nam 2025 tại Hy Lạp đã chính thức khai mạc tại thủ đô Athens, với sự tham dự của đại diện Bộ Ngoại giao, Trưởng Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Hy Lạp và Đại sứ, đại diện các Đại sứ quán các nước, bạn bè Hy Lạp và kiều bào.

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Chiều 13/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm cho Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa và Du lịch, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Trong những năm tháng chiến tranh, vượt lên đói rét bệnh tật, tra tấn thể xác và khủng bố tinh thần, những người tù cộng sản luôn có Bác là ánh sáng soi đường, nâng đỡ sức mạnh tinh thần. Họ truyền nhau đọc lại từng lời dạy của Người, ôn lại từng bài học lý luận để nuôi dưỡng ý chí và tinh thần cách mạng.

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tối 12/5, tại Nhà hát Dân ca Nghệ An, thành phố Vinh, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Làng Sen toàn quốc năm 2025.

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Tại Lễ trao Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu (Global Award for Sustainable Architecture) 2025 vừa diễn ra tại thành phố Venice (Italia), kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào là người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng quốc tế danh giá này sau nhiều năm kiên trì sáng tạo với kiến trúc nhân văn và bền vững.

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

60 tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ nhân Việt Nam và nước ngoài về Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được trưng bày, giới thiệu đến người dân và du khách tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam qua triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”.

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Nhắc đến xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), không chỉ người dân địa phương mà nhiều du khách trong và ngoài nước đều nhớ đến hình ảnh những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở những bản làng bình yên, xanh mướt. Nhà sàn và văn hóa nhà sàn đã trở thành nét đặc trưng của vùng đất này.

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trong Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” năm 2025 được huyện Bảo Yên tổ chức tại điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô, các trò chơi dân gian gắn với văn hóa truyền thống như kéo co, bắn nỏ, đánh yến, đi cà kheo… đã thu hút rất đông người tham gia, đồng thời để lại ấn tượng với người dân và du khách.

fb yt zl tw