VNVC ra mắt vắc-xin phòng viêm màng não mô cầu từ 2 tháng tuổi

Vắc-xin não mô cầu nhóm B thế hệ mới lần đầu được tiêm ở Việt Nam cho trẻ từ 2 tháng tuổi và người lớn đến 50 tuổi, hiệu quả bảo vệ cao trước bệnh viêm màng não mô cầu có thể cướp đi tính mạng chỉ trong 24 giờ.

Ngày 23/2, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC cùng Tập đoàn dược phẩm GSK (Anh) chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc-xin thế hệ mới phòng viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu nhóm B lần đầu tiên tại Việt Nam.

Vắc-xin não mô cầu nhóm B được phê duyệt tại 52 quốc gia, trong đó 14 nước đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia như Anh, Ý, Bồ Đào Nha… Vắc-xin có hiệu quả phòng bệnh viêm não mô cầu xâm lấn do vi khuẩn Neisseria meningitidis nhóm B lên đến 94%. Vắc-xin được sản xuất theo công nghệ hiện đại tiếp cận dựa trên hệ gen của vi khuẩn não mô cầu để phát triển vắc-xin (reverse vaccinology), chứa bốn thành phần kháng nguyên cung cấp khả năng tiêu diệt hiệp đồng cao, bền vững và cho phép bao phủ chủng rộng.

Trước tình hình vắc-xin nhóm B, C của Cuba thường xuyên bị gián đoạn nguồn cung và tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 45 tuổi, việc đưa vào vắc-xin thế hệ mới tiêm sớm cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 50 tuổi giúp người dân kịp thời bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ và nhóm nguy cơ cao thường bị bỏ quên tiêm chủng như thanh thiếu niên, người lớn, người có bệnh nền như tim mạch, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, thận mãn tính…

Tại lễ ra mắt, bà Elena De Angelis, Giám đốc Y khoa Quốc gia, Công ty GSK Việt Nam, cho biết GSK có lịch sử 140 năm phát triển vắc xin với sứ mệnh góp phần giảm thiểu bệnh tật và cải thiện sức khỏe cộng đồng. Loại vắc xin mới này được đưa vào sử dụng tại Việt Nam kỳ vọng giảm thiểu tác động tàn khốc của bệnh viêm màng não do não mô cầu, đặt mục tiêu bảo vệ hơn một triệu trẻ sơ sinh Việt Nam khỏi căn bệnh này bằng vắc xin trong 5 năm tới.

Trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi cần tiêm 2 mũi cơ bản và một mũi nhắc lại. Trẻ từ 2 tuổi và người lớn đến 50 tuổi chỉ cần tiêm hai mũi. Vắc-xin viêm màng não nhóm B có thể tiêm đồng thời với các vắc-xin có thành phần bạch hầu, ho gà vô bào, uốn ván, Hib, bại liệt bất hoạt, viêm gan B, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu và não mô cầu cộng hợp nhóm A, C, Y, W.

Ngày 23/2, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cùng Tập đoàn dược phẩm GSK (Anh) ra mắt vắc-xin thế hệ mới phòng viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu nhóm B.

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, bệnh viêm não mô cầu nhóm B là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, được thống kê là một trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất nước.

Bệnh có thể gây tử vong chỉ trong 24 giờ từ khi phát bệnh hoặc gánh nặng tàn tật suốt đời cho người sống sót như đoạn chi, điếc, mù lòa, chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ... Chưa kể, các chi phí điều trị, chăm sóc, theo dõi các di chứng lâu dài rất tốn kém.

"Nhóm trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ mắc cao nhất, đặc biệt là nhóm dưới 5 tháng tuổi do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và mất dần kháng thể bảo vệ từ mẹ. Viêm màng não mô cầu nguy hiểm khi thường được phát hiện muộn do dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm thông thường. Trẻ càng nhỏ, các dấu hiệu càng khó nhận diện. Trước đây, các vắc-xin viêm màng não mô cầu chỉ được tiêm cho trẻ từ 6 tháng hoặc 9 tháng. Việc tiêm sớm vắc-xin mới cho trẻ ngay từ 2 tháng tuổi sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cũng như di chứng nặng nề", bác sĩ Chính phân tích.

Trẻ em được tiêm vắc-xin não mô cầu nhóm B thế hệ mới lần đầu tiên tại Việt Nam.

Bác sĩ Chính lưu ý hiện vắc-xin phòng viêm màng não mô cầu chưa có trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ tiêm vắc-xin chưa cao dẫn đến người có miễn dịch phòng bệnh rất thấp. Bên cạnh đó, tỷ lệ người mang vi khuẩn nhưng không có biểu hiện triệu chứng là "người lành mang trùng" cao là nguồn phát tán mầm bệnh ra cộng đồng khó kiểm soát. Theo thống kê, có khoảng 10-20% người lành mang trùng trong dân số. Tỷ lệ người lành mang vi khuẩn có thể gia tăng lên đến 50% khi dịch bệnh xảy ra.

Để phòng bệnh do não mô cầu khuẩn, các chuyên gia khuyến cáo trẻ từ 2 tháng tuổi và người lớn, nhất là người mắc các bệnh lý mạn tính cần tiêm vắc-xin phòng ngừa sớm. Các nhóm huyết thanh phòng các chủng gây viêm màng não không phòng ngừa chéo, nên dù trẻ đã được chủng ngừa nhóm B vẫn có thể nhiễm nhóm A, C, Y và W nên cần tiêm đầy đủ cả 2 loại.

Theo bà Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Cung ứng Hệ thống tiêm chủng VNVC, việc ra mắt vắc-xin phòng viêm màng não mô cầu nhóm B tiếp tục khẳng định nỗ lực thực hiện sứ mệnh của VNVC được đặt ra, đó là mang đến cho Việt Nam nhiều loại vắc-xin mới, vắc-xin quan trọng giống như các nước trên thế giới và dịch vụ tiêm chủng an toàn, chất lượng cao, giá thành hợp lý giúp trẻ em và người lớn tại Việt Nam được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, bảo vệ sức khỏe một cách đơn giản và tiết kiệm.

VNVC tự hào là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam có nhiều loại vắc-xin thế hệ mới từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới như: Imojev phòng viêm não Nhật Bản, Prevenar 13 phòng các bệnh do phế cầu khuẩn, Menactra phòng Viêm màng não mô cầu ACYW, Boostrix phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván…

Năm 2024, VNVC dự kiến sẽ sớm đưa về Việt Nam nhiều loại vắc-xin quan trọng khác được hàng chục triệu người mong đợi như vắc-xin phòng bệnh Zona thần kinh, vắc-xin phòng sốt xuất huyết, vắc-xin phòng bệnh do virus hợp bào RSV…

Hiện VNVC đang có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng tham gia đặt giữ trước vắc-xin, hỗ trợ trả góp các gói vắc-xin không lãi suất, thủ tục đơn giản chỉ cần căn cước công dân giúp nhiều người dân, nhất là trẻ em được tiêm vắc-xin đầy đủ, đúng lịch, từ đó đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Theo Người Lao động

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Ngày 22/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên hệ thống thông tin cơ sở.

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

fbytzltw