Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Vĩnh Yên tự tin “về đích” nông thôn mới

Vĩnh Yên tự tin “về đích” nông thôn mới

Đến năm 2023, xã Vĩnh Yên (Bảo Yên) đạt 17/19 tiêu chí nông thôn mới, có 5/9 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới. Phấn đấu “về đích” xã nông thôn mới vào quý II/2024, cấp ủy đảng, chính quyền xã đang huy động các nguồn lực để đạt 2 tiêu chí còn lại.

2.png

Xuất phát điểm là xã thuần nông, điều kiện kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, khi bắt tay xây dựng nông thôn mới, xã Vĩnh Yên gần như không đáp ứng tiêu chí nào. Lãnh đạo xã xác định xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị cùng với sự tham gia của toàn dân, nên công tác tuyên truyền, vận động được triển khai sâu rộng bằng nhiều hình thức, đồng thời phát huy sự gương mẫu, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhiều phong trào thi đua đã được phát động trên toàn xã.

9.png

Xác định nâng cao thu nhập cho người dân là chìa khóa để thực hiện các tiêu chí khác, Vĩnh Yên khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Với diện tích đất chủ yếu là đồi núi, xã xác định kinh tế lâm nghiệp là chủ lực. Để người dân gắn bó với kinh tế rừng, xã phối hợp với phòng chuyên môn của huyện mở các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng và chăm sóc cây lâm nghiệp cho người dân, nhờ đó, trồng rừng đã trở thành phong trào tại địa phương. Hiện tại, xã có hơn 3.700 ha rừng (chủ yếu là quế), trên địa bàn có 1 hợp tác xã chế biến tinh dầu quế và gần chục cơ sở kinh doanh vỏ quế, giúp đầu ra các sản phẩm quế ổn định. Người dân còn chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, nhờ đó giá trị sản phẩm trên 1 ha canh tác đạt 88,3 triệu đồng, tăng 5,1 triệu đồng so với năm 2022.

4.png
5.png

Điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vĩnh Yên là xã sớm đạt tiêu chí thu nhập, hộ nghèo, vệ sinh môi trường, lao động, giao thông… Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 6,6%, cận nghèo 5,2%; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 50 triệu đồng/năm. Khi đời sống kinh tế và nhận thức của người dân được nâng lên, việc vận động đóng góp cho những hoạt động công ích thuận lợi hơn. Riêng năm 2023, người dân trong xã ủng hộ xây dựng nông thôn mới hơn 1,2 tỷ đồng, gần 3.000 m2 đất và nhiều cây cối, hoa màu trên đất, hàng nghìn ngày công lao động. Người dân đã trồng hơn 12 km đường hoa, làm 14,2 km đường điện thắp sáng đường trục thôn.

7.png

Thôn Nặm Pạu có 119 hộ, với 3 dân tộc Tày, Mông, Dao cùng sinh sống. Hiện thôn đạt 8 tiêu chí và đang nỗ lực thực hiện các tiêu chí còn lại để “về đích” thôn nông thôn mới. Trong xây dựng nông thôn mới, người dân đã đẩy mạnh phát triển kinh tế đồi rừng, chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ. Trong thôn có 27 hộ nuôi trâu, 65 hộ nuôi lợn, 119 hộ nuôi gia cầm, với 4.125 con và có 1 cơ sở sửa chữa xe máy, 14 hộ làm dịch vụ, thu nhập bình quân đạt 42 triệu đồng/người/năm. Thu nhập được cải thiện, người dân có điều kiện chỉnh trang nhà ở, hiến đất, đóng góp ngày công xây dựng đường trục liên thôn, liên gia, làm đường điện “Thắp sáng đường quê” và các tuyến đường hoa.

6.png

Bí thư chi bộ thôn Nặm Pạu - Hoàng Kim Quy, cho biết: Thôn đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt, đồng thời rà soát, thực hiện bền vững, tiến tới nâng cao các tiêu chí, quyết tâm đạt mục tiêu thôn nông thôn mới.

Vĩnh Yên tiếp tục duy trì, giữ vững và nâng chất lượng 17 tiêu chí đã đạt. Đối với 2 tiêu chí chưa đạt là tiêu chí số 6 cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí 18 hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật xã đã có giải pháp thực hiện.

8.png

Đối với tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, xã cần đầu tư xây dựng mới nhà văn hóa xã xây dựng các điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định, nâng cấp 2 nhà văn hóa thôn. Hiện nhà văn hóa xã đang thi công. Điểm vui chơi giải trí cho người già và trẻ em tại khu trung tâm bản Pác Mạc đã được san tạo mặt bằng, chờ kinh phí để triển khai thi công. Việc nâng cấp nhà văn hóa thôn Tổng Kim và thôn Nặm Mược đang được các thôn huy động nhân dân.

3.png

Đối với tiêu chí số 18 hiện còn 1 chỉ tiêu chưa đạt về đảm bảo bình đẳng giới. Hiện nay trên địa bàn xã tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh đang là 33 bé trai/29 bé gái = 113,79% theo quy định là 113 bé trai/100 bé gái (113%). Để thực hiện chỉ tiêu này chính quyền xã tăng cường công tác tuyên truyền vận động về không lựa chọn giới tính khi sinh.

Tin rằng, với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chung tay của nhân dân, xã Vĩnh Yên sẽ “về đích” nông thôn mới theo đúng lộ trình đề ra.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Đảm bảo các điều kiện đón phương tiện vận tải Trung Quốc nhập cảnh, lưu thông trên tuyến đường bộ GMS

Lào Cai: Đảm bảo các điều kiện đón phương tiện vận tải Trung Quốc nhập cảnh, lưu thông trên tuyến đường bộ GMS

Hiện nay, đã có 262 phương tiện Trung Quốc được cấp Giấy phép vận tải đường bộ GMS tại một số địa phương của Việt Nam, trong đó có tỉnh Lào Cai. Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành sẽ là một trong những cửa khẩu ở phía Bắc được đón và làm thủ tục cho các phương tiện này vào Việt Nam.

Giá vàng ngày 18/5: Vàng miếng SJC giảm xuống mức 118,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng ngày 18/5: Vàng miếng SJC giảm xuống mức 118,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (18/5) giảm xuống giao dịch ở mức 3.200 USD/ounce. Các chuyên gia dự đoán rằng, tuần tới, giá vàng tiếp tục giảm, chờ đợi thông tin mới về thuế quan từ Hoa Kỳ. Trong nước, giá vàng miếng SJC chốt tuần ở mức 118,5 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn SJC giao dịch ở mức 114 triệu đồng/lượng.

Lính thợ trên công trường tái định cư Sàng Ma Sáo

Lính thợ trên công trường tái định cư Sàng Ma Sáo

Những ngày qua, trên công trường xây dựng khu tái định cư tại thôn Mà Mù Sử 1, xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát) vẫn rộn vang tiếng máy. Với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, những người lính thợ thuộc Tổng Công ty 789 (Bộ Quốc phòng) cùng cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 174, Sư đoàn 316, Quân khu 2 ngày đêm miệt mài, khẩn trương hoàn thiện dự án để đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai sớm có nơi ở mới.

Kiến tạo chuỗi giá trị bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Kiến tạo chuỗi giá trị bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những HTX do chính đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sáng lập và điều hành đã và đang chứng minh được sức mạnh nội tại, không chỉ tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập mà còn góp phần bảo tồn những giá trị bản địa, xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững tại huyện vùng cao Bảo Yên (Lào Cai).

Đội Quản lý thị trường số 3 kiểm tra tại Bắc Hà

Bắc Hà siết chặt kiểm tra thị trường

Trước thềm Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà và vòng chung kết Giải đua ngựa truyền thống lần thứ 18, Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai) đang tích cực triển khai các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho du khách, góp phần xây dựng hình ảnh Bắc Hà văn minh, thân thiện.

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Sáng 16/5, tại thị xã Sa Pa, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển tài nguyên nước phối hợp với Vườn Quốc gia Hoàng Liên tổ chức Hội thảo chia sẻ và giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

fb yt zl tw