Vinh danh những người làm báo truyền hình, phát thanh Công an nhân dân

Tối 23-10, tại Nhà hát Đó (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), Bộ Công an phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức bế mạc Liên hoan truyền hình, phát thanh Công an nhân dân (CAND) lần thứ XIV.

2-1837-3229.jpg
Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong, Cục trưởng Cục Truyền thông Công an nhân dân phát biểu tổng kết liên hoan.

Phát biểu tổng kết, Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong, Cục trưởng Cục Truyền thông CAND, Trưởng ban Tổ chức liên hoan cho biết: Liên hoan có nhiều đổi mới, sáng tạo phù hợp với xu thế về truyền thông hiện đại đáp ứng với yêu cầu trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia, góp phần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 12 ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND trong sạch vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới”.

5-4493-9299.jpg
Ban tổ chức trao giải Vàng tặng các tác giả đoạt giải.

Điểm mới trong kỳ Liên hoan lần thứ XIV đã có thêm hai hạng mục mới là “Tác phẩm điện ảnh” và “Video trên nền tảng số”. Bên cạnh những nội dung truyền thống của các kỳ liên hoan trước là: Tác phẩm báo chí; tác phẩm nghệ thuật và chương trình chuyên biệt; Chuyên mục An ninh trật tự; Tác phẩm phát thanh và hạng mục thi Phát thanh viên và Người dẫn chương trình truyền hình.

Theo đánh giá của Ban tổ chức, với số lượng 764 tác phẩm và 69 người dẫn chương trình, đã khẳng định sự lớn mạnh của đội ngũ làm báo và nghệ thuật trong lực lượng CAND. Chất lượng các tác phẩm khá đồng đều, được đầu tư công phu, sáng tạo, có chiều sâu. Hình thức thể hiện trong các tác phẩm phong phú, ấn tượng, chuyên nghiệp và đã tiếp cận được cách thể hiện của truyền thông hiện đại. Nội dung phản ánh chân thực cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, những chiến công, những hy sinh thầm lặng của các chiến sĩ CAND trên từng lĩnh vực công tác và thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng của những người làm báo phát thanh, truyền hình CAND trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

3-7976-5690.jpg
Ban Tổ chức trao giải bạc tặng tác giả đoạt giải.

Ngoài những nội dung dự thi và các hoạt động ý nghĩa, liên hoan còn tổ chức bồi dưỡng, hội thảo chuyên sâu để chia sẻ nghiệp vụ trong thời đại công nghệ số, đòi hỏi những người làm truyền hình, phát thanh CAND phải luôn đổi mới tư duy cách tổ chức sản xuất, điều hành và quản trị thông tin một cách hiệu quả.

4-1136-1079.jpg
Chương trình nghệ thuật tại lễ bế mạc.

Tại lễ bế mạc, Liên hoan truyền hình, phát thanh CAND lần thứ XIV đã vinh danh 43 giải Bàng, 84 giải Bạc, 127 giải Đồng và 156 Bằng khen tặng các tác phẩm và tác giả xuất sắc.

Theo qdnd.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Rực rỡ trang phục người Dao tuyển Thanh Bình

[Ảnh] Rực rỡ trang phục người Dao tuyển Thanh Bình

Ở xã Thanh Bình (huyện Mường Khương), trong những nếp nhà người Dao dù làm theo phong cách truyền thống hay hiện đại vẫn lưu giữ rất nhiều nét đẹp văn hóa dân tộc từ lời ăn tiếng nói, tín ngưỡng dân gian đến các điệu dân ca… Đặc biệt, bên góc nhỏ hiên nhà, bạn sẽ được khám phá một kho truyền thống, những tri thức dân gian quý mà các cô gái Dao tuyển vẫn cần mẫn thực hành trong việc làm trang phục truyền thống của dân tộc.

Tập huấn nghiệp vụ tổ chức hoạt động Câu lạc bộ văn nghệ quần chúng

Tập huấn nghiệp vụ tổ chức hoạt động Câu lạc bộ văn nghệ quần chúng

Ngày 20/10, tại thị xã Sa Pa, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Lào Cai, UBND thị xã Sa Pa tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ tổ chức hoạt động Câu lạc bộ văn nghệ quần chúng cho hơn 200 học viên đến từ hệ thống trung tâm văn hóa thuộc các tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã trên toàn quốc.

Khai mạc Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV năm 2024: Chuyển đổi - Sáng tạo - Bứt phá

Khai mạc Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV năm 2024: Chuyển đổi - Sáng tạo - Bứt phá

Tối 20/10, tại Nhà hát Đó bên bờ biển Nha Trang (Khánh Hòa), Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV - 2024 chính thức khai mạc. Sự kiện được truyền hình trực tiếp trên Kênh truyền hình CAND (ANTV), Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Khánh Hòa (KTV) cùng các nền tảng số của ANTV.

Triển lãm ảnh về di sản Việt Nam qua phim

Triển lãm ảnh về di sản Việt Nam qua phim

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), diễn ra tại Hà Nội từ ngày 7 đến 11/11.

Vai trò cộng đồng trong bảo tồn di sản địa chất

Vai trò cộng đồng trong bảo tồn di sản địa chất

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng (công viên địa chất) có diện tích hơn 3.500 km2, nằm trên địa bàn 9 huyện cùng thành phố Cao Bằng với 130 điểm di sản địa chất đa dạng, độc đáo, bao gồm các điểm di sản hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản, cảnh quan đá vôi, hang động, thác nước…, trong đó có nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng, đây có thể coi là tài nguyên du lịch nổi bật của tỉnh Cao Bằng.

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Khi nhiều làng nghề truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một, thì tại làng Trạch Xá vẫn đang giữ gìn và phát triển nghề may áo dài truyền thống với bí quyết rất đặc biệt: “Trong dán hồ, ngoài phô trứng nhện”.

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

Tháng 10, tiết trời Bắc Hà se se lạnh, cũng là thời điểm những hàng bán sủi dìn xuất hiện. Những viên sủi dìn mềm dai, dẻo thơm hòa quyện với vị béo, bùi của vừng đen, dừa, lạc cùng nước dùng ngọt thanh… làm nên hương vị hấp dẫn, mê mẩn thực khách khi đến “Cao nguyên trắng”.

Nghe gốm sứ 'kể chuyện'

Nghe gốm sứ 'kể chuyện'

Những ngày tháng 10, hòa trong không khí kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, đến với Không gian gốm sứ Xưa và Nay (Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng, Hà Nội), người yêu nghệ thuật gốm sứ sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm từ triển lãm "Hồn của đất", để từ đó cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và mảnh đất "rồng bay" nghìn năm văn hiến.

Nobel Văn học 2024: Bài học xuất khẩu văn chương từ Hàn Quốc

Nobel Văn học 2024: Bài học xuất khẩu văn chương từ Hàn Quốc

Sự kiện nhà văn Han Kang thắng giải Nobel Văn học 2024 khẳng định, chiến lược xuất khẩu văn học nói riêng, đầu tư cho văn hóa nói chung của Hàn Quốc đáng nể tới mức nào. Những chính sách hỗ trợ sáng tác và quảng bá văn học của đất nước này cũng là gợi ý cho sự phát triển của nhiều quốc gia trong khu vực.

Đa văn hoá - sức mạnh mềm của mỗi quốc gia

Đa văn hoá - sức mạnh mềm của mỗi quốc gia

Khi đa văn hoá vẫn chưa phải là thuật ngữ quen thuộc với đại đa số người dân và công chúng quốc tế thì các hình thức truyền thông chính sách phải làm một cách sáng tạo hơn nữa trong bối cảnh hội nhập, mỗi quốc gia tôn trọng những nền văn hóa, giá trị khác nhau và tìm cách cùng tồn tại hài hòa.

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Mặc dù, bản sắc văn hóa truyền thống của không ít đồng bào dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ mai một, nhưng cộng đồng người Dao họ tại thôn Trà Chẩu, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng vẫn gìn giữ, bảo tồn những giá trị của nghề dệt truyền thống.

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tối 13/10, tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông làm từ cối đá tạo hình hạt lúa lớn nhất thế giới.

fbytzltw