Việt Nam sẽ chủ động tham gia hợp tác UNESCO trong các vấn đề quan tâm chung

Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh mềm từ uy tín quốc gia, năng lực hài hòa sự khác biệt lợi ích giữa các thành viên để xây dựng sự đồng thuận cho các vấn đề của châu Á - Thái Bình Dương và UNESCO.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ttxvn-unesco-9788.png
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc tham gia Kỳ họp lần thứ 42 của UNESCO ở thủ đô Paris từ 11-22/11.

Trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 42 Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở thủ đô Paris (Pháp) từ 11-22/11, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, đã có cuộc trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam.

- Trong kỳ họp lần này, Việt Nam được bầu là Phó Chủ tịch Đại hội đồng. Xin Thứ trưởng cho biết Việt Nam sẽ làm gì để hoàn thành trọng trách này?

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc: Vừa qua, tại Kỳ họp 42 Đại hội đồng UNESCO, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng, đại diện châu Á-Thái Bình Dương. Đây là lần đầu tiên chúng ta đảm nhận vai trò như vậy tại một trong hai cơ quan điều hành then chốt nhất của UNESCO.

Điều này có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam trên thế giới, sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với khả năng đóng góp và năng lực điều hành của Việt Nam tại các thể chế đa phương toàn cầu, phù hợp với tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương.

Là đại diện cho ASEAN và nhóm châu Á-Thái Bình Dương, nhóm có số lượng thành viên đông, mức độ đa dạng về trình độ phát triển, chính trị, văn hóa, quy mô, quan tâm và ưu tiên khác nhau, Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh mềm từ uy tín quốc gia, khả năng nắm bắt tâm tư chung, năng lực hài hòa sự khác biệt lợi ích giữa các thành viên, khả năng thương lượng, điều hành, dẫn dắt, đề xuất sáng kiến... để xây dựng sự đồng thuận, tìm giải pháp thỏa đáng cho các vấn đề thiết thân của châu Á-Thái Bình Dương và UNESCO.

Việt Nam sẽ chủ động tham gia, tích cực định hình hợp tác UNESCO trong các vấn đề quan tâm chung. Đó là đề xuất chính sách, phát huy vai trò đi đầu của UNESCO trong hợp tác đa phương về giáo dục-đào tạo, văn hóa, khoa học-công nghệ, thông tin-truyền thông, nhằm duy trì hòa bình, ứng phó với các thách thức toàn cầu, hỗ trợ các quốc gia trong đẩy mạnh triển khai các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Đó là đóng góp vào việc triển khai các chương trình trọng tâm của UNESCO hiện nay như chiến lược trung hạn của UNESCO giai đoạn 2022-2029, chương trình và ngân sách giai đoạn 2024-2025, khoa học mở, đạo đức trong trí tuệ nhân tạo, giáo dục vì sự phát triển bền vững, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa, ứng phó biến đổi khí hậu… Đó còn là đổi mới và cải cách UNESCO, tăng cường dân chủ, minh bạch, phù hợp với xu thế chung của đa phương và nâng cao uy tín của tổ chức.

VietnamPlus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngành văn hóa và thể thao Lào Cai nỗ lực thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy về phát triển văn hóa

Ngành văn hóa và thể thao Lào Cai nỗ lực thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy về phát triển văn hóa

Chiều 29/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm việc với Sở Văn hóa và Thể thao đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 27/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Lào Cai đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững; thống nhất nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nghị quyết trong thời gian tới.

Bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo, người dân tộc thiểu số

Bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo, người dân tộc thiểu số

Với 459 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 92,91 %), Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về giám sát chuyên đề “việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế...

Làm sao tránh bất ngờ về tư tưởng?

Làm sao tránh bất ngờ về tư tưởng?

Đó là câu hỏi mà lãnh đạo, chỉ huy Trung đoàn 254, Bộ CHQS tỉnh Lào Cai luôn đặt ra cho đội ngũ cán bộ các cấp trong toàn đơn vị. Từ đó, mỗi cán bộ đều trăn trở, suy nghĩ, tìm biện pháp hữu hiệu trong nắm, quản lý, định hướng tốt tư tưởng bộ đội để không bất ngờ về tư tưởng, dẫn đến các vụ việc vi phạm kỷ luật phải xử lý.

fb yt zl tw