Việt Nam nằm trong nhóm dễ chịu ảnh hưởng của rủi ro khí hậu

“Khảo sát kinh tế và xã hội châu Á-Thái Bình Dương” của Liên hợp quốc xác định Việt Nam nằm trong 11 nước dễ bị ảnh hưởng bởi rủi ro khí hậu hơn từ góc độ kinh tế vĩ mô.

Việt Nam nằm trong nhóm dễ chịu ảnh hưởng của rủi ro khí hậu. (Ảnh: Bảo Chung/TTXVN phát)
Việt Nam nằm trong nhóm dễ chịu ảnh hưởng của rủi ro khí hậu. (Ảnh: Bảo Chung/TTXVN phát)

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 8/4, Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP), có trụ sở tại Bangkok, Thái Lan, đã công bố báo cáo mới của Liên hợp quốc đánh giá mức độ sẵn sàng của các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương trong bối cảnh biến đổi khí hậu, trong đó xác định Việt Nam nằm trong 11 nước dễ bị ảnh hưởng bởi rủi ro khí hậu hơn từ góc độ kinh tế vĩ mô.

Ấn bản năm 2025 “Khảo sát kinh tế và xã hội châu Á-Thái Bình Dương” của ESCAP đánh giá mặc dù là động lực thúc đẩy 60% tăng trưởng kinh tế thế giới năm ngoái, một số quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn chưa sẵn sàng ứng phó với các cú sốc khí hậu và những tác động của quá trình chuyển đổi sang hệ thống xanh hơn.

Báo cáo đã nêu bật mối quan hệ phức tạp giữa kinh tế vĩ mô và khí hậu, cũng như những thách thức đang thử thách khả năng phục hồi kinh tế của khu vực - bao gồm tăng trưởng năng suất chậm hơn, rủi ro nợ công cao và căng thẳng thương mại gia tăng.

Bà Armida Salsiah Alisjahbana, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc kiêm Tổng Thư ký điều hành ESCAP, đánh giá bất ổn kinh tế toàn cầu gia tăng và rủi ro khí hậu ngày càng sâu sắc đã không tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà hoạch định chính sách tài khóa và tiền tệ.

Do đó, bà kêu gọi mỗi nước trong khu vực có chính sách quốc gia hợp lý cũng như sự nỗ lực phối hợp của khu vực để bảo vệ triển vọng kinh tế dài hạn và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Đáng chú ý trong số 30 quốc gia được phân tích trong khảo sát, 11 quốc gia được xác định là dễ bị ảnh hưởng bởi rủi ro khí hậu hơn theo góc độ kinh tế vĩ mô, bao gồm Afghanistan, Campuchia, Iran, Kazakhstan, Lào, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Tajikistan, Uzbekistan và Việt Nam.

Báo cáo cũng chỉ ra sự chênh lệch đáng kể khả năng ứng phó trên khắp khu vực. Trong khi một số quốc gia đã huy động được nguồn tài chính khí hậu đáng kể và áp dụng các chính sách xanh, thì những quốc gia khác lại phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm hạn chế về tài chính, hệ thống tài chính yếu hơn và năng lực quản lý tài chính công hạn chế.

Báo cáo ghi nhận tăng trưởng kinh tế trung bình ở các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương mặc dù vẫn tương đối sôi động so với phần còn lại của thế giới song đã chậm lại còn 4,8% vào năm 2024 từ mức 5,2% vào năm 2023 và 5,5% trong 5 năm trước đại dịch COVID-19.

Đối với các quốc gia kém phát triển nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình năm 2024 là 3,7% thấp hơn đáng kể so với mục tiêu tăng trưởng GDP 7% mỗi năm được đặt ra trong Mục tiêu phát triển bền vững số 8 của Liên hợp quốc.

Để đảm bảo thịnh vượng kinh tế lâu dài, báo cáo nhấn mạnh nhu cầu hỗ trợ chủ động của chính phủ trong việc nâng cấp thành các ngành kinh tế có năng suất cao hơn, giá trị gia tăng cao hơn.

Khu vực này cũng cần tận dụng sức cạnh tranh mạnh mẽ của mình trong các ngành công nghiệp xanh và chuỗi giá trị như động lực mới cho tăng trưởng kinh tế, cũng như thúc đẩy hợp tác kinh tế toàn diện khu vực, phục vụ cho nguyện vọng phát triển của cả các nước phát triển và đang phát triển.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Em bé đầu tiên trên thế giới được thụ thai nhờ… AI

Em bé đầu tiên trên thế giới được thụ thai nhờ… AI

Từ cuối tháng 11/2024, ngôi nhà nhỏ của vợ chồng Edna và Tony tại thành phố Morelia, Mexico luôn đầy ắp tiếng khóc của trẻ sơ sinh. Đối với đôi vợ chồng trung niên này, đây là những âm thanh ngọt ngào nhất mà họ đã mong chờ từ bao lâu nay - cậu con trai Luis. Và điều đặc biệt hơn cả là Luis đã trở thành đứa trẻ đầu tiên được thụ thai nhờ một quy trình hoàn toàn tự động, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công nghệ hỗ trợ sinh sản.

Diễn đàn khu vực ASEAN kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân hoàn toàn

Diễn đàn khu vực ASEAN kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân hoàn toàn

Ngày 13/7, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 32 đã kêu gọi các Quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân (NWS) nhận thức về nhu cầu cấp thiết việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân và thực hiện nghĩa vụ thúc đẩy giải trừ vũ khí hạt nhân theo Điều VI của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Ngày 12/7, Tổng thống Syria, ông Ahmed al-Sharaa, đã tiến hành chuyến thăm làm việc đầu tiên tới Cộng hòa Azerbaijan. Tại thủ đô Baku, Tổng thống Syria, Ahmed al-Sharaa đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Trong nhiều thập kỷ, cuộc đua không gian được xem là sân chơi của Mỹ, Nga và gần đây là Trung Quốc, Ấn Độ. Châu Âu dù có nền khoa học tiên tiến nhưng thường bị đánh giá là “kẻ chậm chân”, thiếu một chiến lược không gian thống nhất.

fb yt zl tw