Doanh thu trong lĩnh vực truyền thông đạt gần 4 tỷ USD. Nó thể hiện sự tăng trưởng, tiềm năng của ngành truyền thông cho việc tạo ra các giá trị kinh tế. Có đến 50% nguồn thu quảng cáo đang chảy vào các nền tảng xuyên biên giới bởi các dữ liệu đang được các nền tảng này thu thập.
Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng, Cục Báo chí, Bộ TT-TT phát biểu.
Ngày 21/9, tại phiên thảo luận “Chính sách quản lý và thúc đẩy chuyển đổi số báo chí và truyền thông” của Hội thảo ASEAN về Chuyển đối số Báo chí - Kiến tạo tri thức số, ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ TT-TT nhìn nhận, 50% nguồn thu quảng cáo đang chảy vào các nền tảng xuyên biên giới. Vì vậy, ASEAN cần xây dựng bộ chỉ số chung để đo lường, thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số báo chí.
Hiện báo chí Việt Nam có khoảng hơn 800 cơ quan, gần 1 triệu bài báo được đăng lên hàng ngày. Điều này thể hiện sự phong phú, đa dạng thông tin từ các nguồn. Bằng cách áp dụng các công cụ kỹ thuật phân tích dữ liệu, chúng ta có thể xác định được xu hướng các mối tương quan các hiểu biết quan trọng từ nguồn dữ liệu này.
Toàn cảnh hội thảo.
Doanh thu trong lĩnh vực truyền thông đạt gần 4 tỷ USD. Nó thể hiện sự tăng trưởng, tiềm năng của ngành truyền thông cho việc tạo ra các giá trị kinh tế. Có đến 50% nguồn thu quảng cáo đang chảy vào các nền tảng xuyên biên giới bởi các dữ liệu đang được các nền tảng này thu thập.
Do đó, dòng tri thức cần chuyển hướng sang các nền tảng trong nước để thông tin tri thức từ kho dữ liệu có thể được kiểm soát và sử dụng nhằm tạo ra sự đoàn kết, đồng thuận trong xã hội.
Để tồn tại và phát triển, chúng ta phải thay đổi và thích nghi. Về thể chế, ngày 6/4, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây là bước đi quan trọng trong định hướng về sự phát triển các hãng thông tấn trong quá trình chuyển đổi số. Cơ quan báo chí nhà nước đã tổ chức nhiều chương trình đào tạo nâng cao nhận thức cho các nhà lãnh đạo, nhà báo, phóng viên, biên tập viên…
Đề cập đến nội dung chuyển đổi số báo chí, Việt Nam đã phát triển nền tảng phát sóng kỹ thuật số tốc độ cao VTVgo. Trên nền tảng này, người dân không chỉ tìm thấy các kênh truyền hình quốc gia mà còn tìm thấy các kênh truyền hình địa phương… Đây là một phần quan trọng trong sự thay đổi là hướng các nguồn quảng cáo từ các nguồn nền tảng xuyên biên giới sang các đơn vị kỹ thuật số trong nước.
Đặc biệt, Chính phủ cần nắm chắc về “sức khỏe” của cơ quan báo chí như là công cụ tạo ra sự đồng thuận xã hội. Bộ TT-TT cũng đã công bố tiêu chí đánh giá, đo lường về chuyển đổi số báo chí và nó được ứng dụng cho tất cả các cơ quan truyền thông tại Việt Nam. Công cụ đánh giá này nhằm giúp các cơ quan báo chí xác định được tình hình thực tế và họ cần phải làm gì để thích nghi, tồn tại cũng như thông báo cho Chính phủ biết họ cần những hỗ trợ gì, điều kiện gì. Các chỉ số này có thể giúp các cơ quan báo chí xác định được giai đoạn họ sẽ thực hiện chuyển đổi số, từ đó xây dựng lộ trình, giải pháp phù hợp về chuyển đổi số hiệu quả và thực hiện thành công chiến lược trong giai đoạn 2023 - 2025.
Đối với cơ quan quản lý, dữ liệu thu nhập từ các cơ quan báo chí sẽ cung cấp bức tranh toàn cảnh về chuyển đổi số của báo chí và từ đó sẽ cho phép các cơ quan có sự hỗ trợ kịp thời với các cơ quan báo chí. Chính phủ Việt Nam đã xác định 5 trụ cột của chuyển đổi số báo chí: chiến lược; hạ tầng số, nền tảng số và an toàn thông tin; sự thống nhất về tổ chức và chuyên môn; người đọc, người xem, người nghe; mức độ ứng dụng công nghệ số.
Vì vậy, ông Lưu Đình Phúc kiến nghị, ASEAN nên xây dựng bộ chỉ số chung về chuyển đổi số của báo chí. Đây chỉ là tiêu chí để các cơ quan truyền thông hướng tới một phương tiện để đánh giá mức độ về kỹ thuật số của chính mình; đánh giá mức độ phát triển của các nước ASEAN trong chuyển đổi số của báo chí. Bên cạnh đó, mỗi quốc gia thành viên của ASEAN cũng nên có một công cụ riêng biệt để đo lường mức độ chuyển đổi số. Công cụ này có thể dựa theo những chỉ số chung đã được đề xuất trong kiến nghị trước đó.