Việt Nam đẩy mạnh kiểm soát và cải thiện chất lượng không khí

Trước thực trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng tại các đô thị lớn, Việt Nam đang triển khai hàng loạt giải pháp kiểm soát nguồn thải, thúc đẩy hợp tác quốc tế và hoàn thiện kế hoạch hành động quốc gia, hướng tới phát triển bền vững và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Ô nhiễm không khí gia tăng đáng lo ngại

Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM có xu hướng gia tăng, trở thành mối quan ngại lớn đối với sức khỏe người dân và quá trình phát triển bền vững.

Để đánh giá tình hình và đưa ra các giải pháp khả thi, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã phối hợp với Bộ Y tế, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về Kiểm soát và cải thiện chất lượng không khí tại Việt Nam.

Quang cảnh Hội thảo.

Quang cảnh Hội thảo.

Theo báo cáo của Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), Hà Nội và TP.HCM đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, đặc biệt trong mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

Chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại nhiều thời điểm vượt mức trung bình, thậm chí chạm ngưỡng kém, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành nhận định, ô nhiễm không khí là một trong những thách thức môi trường nghiêm trọng nhất tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM.

Số liệu quan trắc và chỉ số chất lượng môi trường không khí AQI tại các thành phố này thường xuyên ở mức trung bình và có chiều hướng kém, gia tăng ô nhiễm trong những giai đoạn gần đây, nồng độ bụi mịn PM2.5 tại 2 thành phố này thường vượt so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và so với khuyến cáo của WHO.

Tình trạng ô nhiễm không khí không chỉ kéo dài theo mùa, mà còn lan rộng về mặt không gian, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tình hình phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt của người dân.

Theo Thứ trưởng Ngô Công Thành, nguyên nhân gây ô nhiễm không khí đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: Phát thải từ phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch; Hoạt động xây dựng, cải tạo hạ tầng đô thị chưa được kiểm soát tốt; Phát thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp; Hoạt động đốt rơm rạ, chất thải và sinh khối ngoài trời...

Một vấn đề đáng lưu ý khác là các nguồn phát thải tự nhiên và xuyên biên giới – như bụi từ hoạt động nông nghiệp, cháy rừng và ô nhiễm không khí từ các nước lân cận – cũng đang được xem xét vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nước.

Hướng tới chiến lược kiểm soát hiệu quả

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh, ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh mãn tính.

Ô nhiễm môi trường không khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Ô nhiễm môi trường không khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Các nghiên cứu trong nước đã cho thấy mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và sự gia tăng các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, dị ứng, bệnh da liễu và các bệnh mãn tính khác.

Không khí ô nhiễm không chỉ làm tăng tỉ lệ nhập viện và chi phí y tế, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và làm tăng gánh nặng cho hệ thống y tế.

Về phía chính sách, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, ô nhiễm không khí không giới hạn bởi ranh giới hành chính, do đó, cần tiếp cận kiểm soát ô nhiễm không khí theo hướng liên ngành, liên vùng và có sự tham gia đồng bộ của toàn xã hội.

Đồng thời, với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cần ưu tiên việc chủ động phòng ngừa, bảo vệ môi trường trong đó có môi trường không khí thay vì khắc phục, xử lý môi trường khi đã bị ô nhiễm.

Các đại biểu đến từ các quốc gia, tổ chức đã thảo luận những vấn đề cốt lõi liên quan đến kiểm soát ô nhiễm không khí tại Việt Nam; đánh giá tổng quan hiện trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm, bao gồm các nguồn thải chính như giao thông, xây dựng, công nghiệp và đốt phụ phẩm nông nghiệp, đồng thời phân tích tác động của điều kiện khí hậu, thời tiết.

Hội thảo cũng tổng kết kết quả triển khai của các bộ, ngành và địa phương, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM, trong việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ giao.

Trước tình hình ô nhiễm không khí có chiều hướng gia tăng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã và đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm, trong đó đang hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia về cải thiện chất lượng không khí giai đoạn 2025–2030, với các nhóm giải pháp cụ thể trong từng lĩnh vực như năng lượng, giao thông, xây dựng và kiểm kê nguồn thải.

Đồng thời, Bộ đã triển khai một số nhiệm vụ trọng điểm như dự án kiểm kê phát thải tại các khu vực kinh tế trọng điểm ở phía Bắc và phía Nam, nhằm phục vụ việc xây dựng mô hình dự báo và kịch bản ô nhiễm không khí.

Song song đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm huy động nguồn lực tài chính và kỹ thuật. Một số chương trình đang được triển khai với sự hỗ trợ của UNDP, ADB, Worldbank, UNEP và các doanh nghiệp lớn như VinGroup, nhằm phát triển mạng lưới trạm đo nhanh, thúc đẩy giao thông xanh và chuyển giao công nghệ tiên tiến.

Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh, giải quyết ô nhiễm không khí đòi hỏi sự phối hợp đa ngành, hiệu quả giữa trung ương, địa phương và cộng đồng.

Trong khi đó, bà Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO khẳng định cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo Việt Nam là nền tảng quan trọng để chuyển hóa thành chính sách và hành động cụ thể, từ đó đem lại một môi trường sống trong lành hơn cho người dân.

Hội thảo cho thấy quyết tâm của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí và từng bước hiện thực hóa cam kết phát triển bền vững. Không khí sạch không chỉ là nhu cầu sống còn của người dân mà còn là yếu tố then chốt để đảm bảo tương lai phát triển kinh tế – xã hội bền vững, văn minh và nhân văn.

Báo Văn hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hành trình đến danh hiệu Thủ khoa Văn của cô nữ sinh chuyên Nguyễn Tất Thành

Hành trình đến danh hiệu Thủ khoa Văn của cô nữ sinh chuyên Nguyễn Tất Thành

Trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 - 2026, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, bên cạnh những con số ấn tượng về chất lượng thí sinh, nhà trường còn vinh danh 10 em học sinh xuất sắc giành vị trí thủ khoa ở 10 môn thi chuyên khác nhau. Trong những gương mặt xuất sắc ấy có em Nguyễn Bảo Ngọc - học sinh lớp 9A của chính ngôi trường này đã giành vị trí thủ khoa ở môn chuyên Văn. Đây là một trong những môn thi có tỷ lệ chọi cao nhất và đòi hỏi nhiều năng lực ở kỳ thi năm nay.

Từ 1/7 áp dụng nhiều quy định mới đối với cán bộ, công chức

Từ 1/7 áp dụng nhiều quy định mới đối với cán bộ, công chức

Bố trí và xếp ngạch công chức theo vị trí việc làm; ưu tiên đào tạo các lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kỹ năng số, công nghệ số; thắt chặt các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật;… là một số nội dung đáng chú ý tại các Nghị định mới ban hành của Chính phủ liên quan đến cán bộ, công chức, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2025.

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Sau hợp nhất, tỉnh Lào Cai (mới) sẽ có 40 đơn vị y tế công lập và 5 đơn vị y tế tư nhân. Trong đó, có 4 bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, 4 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh. Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố đã được đổi tên thành bệnh viện đa khoa khu vực; Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc UBND cấp huyện được đổi tên và chuyển nguyên trạng về trực thuộc Sở Y tế. 

Dự báo mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Dự báo mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn tỉnh Lào Cai, diễn biến mưa trong 24 giờ qua như sau: Đêm 1/7 và sáng 2/7 các khu vực trong tỉnh có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to. Lượng mưa phổ biến từ 10 – 40 mm, một số nơi cao hơn 60 mm như: Dương Quỳ 95,4 mm; Ngũ Chỉ Sơn 62,6 mm; Lùng Phình 60,6 mm.

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Thông tin từ Sở Y tế Lào Cai, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, ngành y tế và bảo hiểm xã hội (BHXH) đã phối hợp triển khai những hoạt động cần thiết để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), công tác khám bệnh, chữa bệnh BHYT liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn.

Kỳ vọng từ những chuyển động ở "bộ mặt" hành chính công

Kỳ vọng từ những chuyển động ở "bộ mặt" hành chính công

Mỗi khi một bộ máy chính quyền mới bắt đầu nhiệm kỳ, mọi sự chú ý đều đổ dồn vào những hành động đầu tiên. Tại Lào Cai, sau ngày 1/7/2025, những chuyển động ban đầu tại các trung tâm hành chính công - nơi được mệnh danh là “bộ mặt” của nền hành chính - không chỉ đơn thuần là giải quyết thủ tục, mà đang trở thành nguồn năng lượng thắp lên kỳ vọng lớn lao của người dân về một nhiệm kỳ phục vụ hiệu quả và tận tâm.

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Thời gian gần đây, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (nay là xã Bát Xát, tỉnh Lào Cai) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước yêu thích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm núi rừng. Một trong những địa chỉ để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với du khách là rừng kháo cổ thụ ở thôn Sải Duần do cộng đồng quản lý với hàng vạn cây kháo cổ thụ xanh mướt.

419 học sinh đỗ vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

419 học sinh đỗ vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành vừa công bố danh sách trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2025 - 2026, đánh dấu một năm thành công trong công tác tuyển sinh và thu hút nhân tài. 419 học sinh đã xuất sắc vượt qua kỳ thi đầy cạnh tranh để chính thức trở thành thành viên của ngôi trường danh tiếng này.

fb yt zl tw